tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. 1887 thu thập tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk

Bài viết Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. 1887 thu thập tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk tiến hành thu thập loài nấm Ganoderma applanatum mọc hoang dã ngoài từ nhiên, sau đó tiến hành khảo sát khả năng kháng khuẩn của một số loại cao chiết thô từ của chúng để làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng loài nấm Ganoderma applanatum trong đời sống. | Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN TỪ CÁC CAO CHIẾT THÔ CỦA LOÀI NẤM Ganoderma applanatum PERS. PAT. 1887 THU THẬP TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN TỈNH ĐẮK LẮK Nguyễn Phương Đại Nguyên Nguyễn Hữu Kiên Trần Thị Kim Thi Trường Đại học Tây Nguyên Email nhkien@ TÓM TẮT Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành thu thập loài Ganoderma applanatum có nguồn gốc tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk tiến hành nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum thu thập được dựa trên khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn thể hiện qua đường kính vòng kháng khuẩn được tạo ra trên đĩa petri chứa môi trường Mueller Hinton Agar bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Khả năng kháng khuẩn của các loại cao thô với các dung môi nước methanol acetone ethanol đối với 3 loài vi khuẩn gồm vi khuẩn B. subtilis ATCC 6633TM S. aureus ATCC 25923TM E. coli ATCC 25922TM . Kết quả cho thấy khả năng kháng khuẩn của các loại cao thô đối với 3 loại vi khuẩn nghiên cứu là khác nhau trong đó cao thô ethanol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất cụ thể với nồng độ 320 mg mL có khả năng kháng được 2 loại vi khuẩn B. subtilis S. aureus với kích thước vòng kháng khuẩn đạt 15 mm sau 24 h nuôi cấy còn cao nước không có vòng kháng khuẩn. Từ khoá Ganoderma applanatum kháng khuẩn Chư Yang Sin. 1. GIỚI THIỆU Nấm nói chung và các loài nấm lớn nói riêng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người để làm thực phẩm chế biến thức ăn làm thuốc chữa bệnh. Nấm lớn được sử dụng trong y dược nhiều nhất là các loài nấm Linh chi thuộc họ Ganodermataceae. Các sản phẩm công bố nghiên cứu về thành phần hóa học tác dụng sinh học nuôi trồng và ứng dụng nấm Linh chi trong đời sống khá phong phú. Các nhóm chất và chất có tác dụng sinh học bao gồm triterpenoid steroid acid béo enzyme kháng sinh protein Về mặt hoạt tính dược lý các acid béo có khả năng ức chế giải phóng histamin. Nhóm protein có

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN