tailieunhanh - Tóm tắt luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Trên cơ sở nghiên cứu tầm quan trọng và thực trạng công tác QLNN về Chợ, luận văn "Quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam" đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về Chợ trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƢƠNG LỆ DUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số 8 34 04 10 Đà Nẵng - Năm 2022 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 1 I QUANG B NH Phản biện 2 TS. PHAN VĂN TÂM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 05 tháng 3 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm Thông tin-Học liệu Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chợ là bộ phận quan trọng trong tổng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Chợ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và các địa phương nói riêng. Trong quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị chợ là một trong 5 loại công trình dịch vụ cơ bản trong đô thị 4 loại khác là giáo dục y tế thể dục thể thao và văn hóa . Theo số liệu Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020 hiện nay trên cả nước có gần 9000 chợ tỉnh Quảng Nam với 160 chợ và khoảng 80 hàng hóa chuyển qua kênh phân phối này. Qua đây ta thấy mức độ quan trọng của chợ trong phân phối bán lẻ. Chợ là nơi tiêu thụ cũng như thu gom sản phẩm hàng hóa phân tán nhỏ lẻ ở vùng nông thôn cũng là nơi cung cấp hàng hóa tiêu dùng lương thực thực phẩm cho khu vực thành thị nói riêng và trong nước và ngoài nươc nói chung. Chợ là nơi giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động nước ta. Hiện nay trên cả nước có hơn 2 3 triệu người lao động trong các chợ và có thể tăng thêm hàng năm. Chợ còn là bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương và là nơi phản ánh trình độ kinh tế - xã hội phong tục tập quán của vùng dân cư tính văn hóa ở chợ được thể hiện rõ nhất ở miền núi vùng cao vùng sâu vùng xa. Và trên thực tế một số cợ truyền thống lâu đời đang trở thành một điểm thu hút khách du lịch như Chợ Tình Sapa Chợ Nổi

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN