tailieunhanh - Ảnh hưởng gây độc của nhôm trao đổi đối với cà phê giai đoạn cây non trồng trong dung dịch dinh dưỡng
Bài viết "Ảnh hưởng gây độc của nhôm trao đổi đối với cà phê giai đoạn cây non trồng trong dung dịch dinh dưỡng" khảo sát ảnh hưởng của nhôm trao đổi trên 2 giống cà phê: cà phê vối (Coffea canephora) và cà phê mít (Coffea liberica) còn non. Thí nghiệm được thực hiện trên cây cà phê lá sò trồng trong chậu cát được cung cấp dung dịch dinh dưỡng Hoagland và Arnon (1938). Nhôm trao đổi (Al3+) cung cấp từ nhôm dạng Al2(SO4) ở 5 mức: 0, 4, 8, 12 và 16 ppm Al. | ẢNH HƯỞNG GÂY ĐỘC CỦA NHÔM TRAO ĐỔI ĐỐI VỚI CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN CÂY NON TRỒNG TRONG DUNG DỊCH DINH DƯỠNG Trịnh Xuân Hồng1 Trương Hồng1 Trình Công Tư2 TÓM TẮT Khảo sát ảnh hưởng của nhôm trao đổi trên 2 giống cà phê cà phê vối Coffea canephora và cà phê mít Coffea liberica còn non. Thí nghiệm được thực hiện trên cây cà phê lá sò trồng trong chậu cát được cung cấp dung dịch dinh dưỡng Hoagland và Arnon 1938 . Nhôm trao đổi Al3 cung cấp từ nhôm dạng Al2 SO4 ở 5 mức 0 4 8 12 và 16 ppm Al. Kết quả cho thấy nhôm trao đổi trong môi trường dinh dưỡng có ảnh hưởng đến đến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê còn non. Không xử lý nhôm cây cà phê sinh trưởng kém hơn có xử lý nhôm ở mức 4 và 8ppm. Mức 8 ppm cây cà phê non cả cà phê vối và cà phê mít đều cho thấy có sinh trưởng tốt cũng như tích lũy chất khô cao nhất không có biểu hiện hư hại ở rễ. Ở mức nhôm 12 ppm và 16 ppm cho thấy có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng của cà phê đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ. Ở mức xử lý 16 ppm trên cây cà phê vối chưa có hiện tượng thối rễ nhưng trên cây cà phê mít mức 12ppm nhôm đã xuất hiện hiện tượng thối rễ cọc và rễ tơ. Từ khóa cà phê vối nhôm rễ 1. Đặt vấn đề Độc nhôm một yếu tố hạn chế sinh trưởng của cây trồng quan trọng nhất ở các loại đất chua đặc biệt khi pHH2O đất thấp hơn 5 0. Nhiều nghiên cứu Foy 1978 1984 Carver amp Ownby 1995 Delhaize E amp Ryan 1995 đã cho thấy rằng nhôm trong đất có thể gây độc cho cây trồng. Khi bị nhiễm độc nhôm rễ sẽ giảm khả năng tăng trưởng và do vậy giảm hấp thu dinh dưỡng nước. Hàm lượng nhôm cao trong dung dịch đất ảnh hưởng đến việc phân chia tế bào trong rễ cây trồng ảnh hưởng đến sự hình thành nốt sần của cây họ đậu cố định lân ở dạng khó tiêu trong đất và trong rễ giảm hấp thu dinh dưỡng của rễ. Nhôm trong môi trường dinh dưỡng còn có ảnh hưởng đến hệ enzim phân huỷ polysaccharide ở vách tế bào làm gia tăng độ cứng của vách tế bào bằng những cầu nối pectin và do vậy ảnh hưởng đến việc hấp thu vận chuyển và sử .
đang nạp các trang xem trước