tailieunhanh - Về vấn đề bảo tồn sử thi Ba-na, một di sản văn hóa có tính thiêng

Việc sưu tầm, tư liệu hóa và xuất bản sử thi Tây Nguyên trong thời gian qua có nhiều thành quả, tuy nhiên các cố gắng từ phía những người làm công tác văn hóa để bảo tồn sử thi Ba-na trong đời thường chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, và sử thi Ba-na không còn là “sử thi sống” như sự tồn tại của tác phẩm cách đây vài thập kỷ. Bài viết trình bày về vấn đề bảo tồn sử thi Ba-na, một di sản văn hóa có tính thiêng. | Về vấn đề bảo tồn sử thi Ba-na một di sản văn hóa có tính thiêng Lê Thị Thùy Ly Nhận ngày 3 tháng 3 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 6 năm 2022. Tóm tắt Việc sưu tầm tư liệu hóa và xuất bản sử thi Tây Nguyên trong thời gian qua có nhiều thành quả tuy nhiên các cố gắng từ phía những người làm công tác văn hóa để bảo tồn sử thi Ba-na trong đời thường chưa đem lại hiệu quả như mong muốn và sử thi Ba-na không còn là sử thi sống như sự tồn tại của tác phẩm cách đây vài thập kỷ. Sự thay đổi niềm tin là nguyên nhân rất đáng chú ý trong việc người Ba-na hiện nay không còn gắn bó với sử thi bởi khi niềm tin không còn thì nền tảng cho những sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng cũ của họ cũng không còn nữa. Từ trường hợp cụ thể là sử thi của người Ba-na có thể thấy rằng việc duy trì các sinh hoạt văn hóa gắn với tín ngưỡng phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu nội tại của chủ thể. Do đó trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể các nhà làm chính sách nên lưu ý phân biệt các loại di sản trên cơ sở mối liên hệ với tính thiêng để có giải pháp phù hợp. Từ khóa Bảo tồn Ba-na di sản sử thi tính thiêng. Phân loại ngành Văn hóa học Abstract The collection documentation and publication of epics of Tây Nguyên Central Highlands in recent years have produced a number of achievements but efforts from cultural workers in real life to preserve the epics of Ba-na have not been effective as desired it is no longer a living epic like it existed a few decades ago. The change of belief is a very remarkable reason why the present-day Ba-na people are no longer attached to the epic because when the belief is gone the foundation for cultural activities related to the old beliefs of the people of the past is lost it no longer exists. From the specific case of the epic of the Ba-na people it can be seen that the maintenance of cultural activities associated with beliefs depends greatly on the internal needs of the subject. Therefore in the conservation of intangible cultural heritage policy

TỪ KHÓA LIÊN QUAN