tailieunhanh - Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập IV: Từ 1858 đến 1918): Phần 2

Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập IV: Từ 1858 đến 1918): Phần 2 gồm có 3 chương: Chương 4 Việt Nam từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX; chương 5 Việt Nam từ 1897 đến 1914; chương 6 Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết. | ChươNq 4 VIỆT NAM TỪ 1885 ĐẾN c u ố i THÊ KỈ XIX NỘI DUNG CHƯƠNG - Tinh hình Việt Nam sau các hiệp ước Hácmãng và Patơnốt. Sự phân hoá trong nội bộ triều đình Huế. Cuộc tấn công quân Pháp của phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu tháng 7 1885 . - Vua Hàm Nghi rời bỏ Kinh thành hạ chiếu Cần Cương. Sĩ phu và nhân dân cả nước hưởng ứng. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng ra khắp cả nước. - Thực dân Pháp tiếp tục chính sách bình định bằng quân sự và bước đầu thiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam. - Những biến đổi về kinh tế - xã hội nước ta trong những năm cuối thế kỉ XIX. I. NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐÂU TRANH CHỐNG CHÍNH SÁCH BÌNH ĐỊNH CỦA THỰC DÂN PHÁP 1. Tình hình Việt Nam sau các hiệp ước 1883 và 1884 a. Nhà Nguyễn đâu hàng thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam tiếp tục đứng lên chống xâm lược Sau hai hiệp ước Hácmăng 25 8 1883 và Patơnốt 6 6 1884 Nhà nước phong kiên Việt Nam độc lập đã bị sụp đổ hoàn toàn. Các hiệp ước này đã xác định quyền thống trị của tư bản Pháp trên đất nước ta đồng thời xác định luôn vị trí tay sai của Nhà nước phong kiến Nguyễn đối với nền thống trị ấy. Liền sau Hiệp ước Patơnốt thực dân Pháp đã rơi vào một tình thế khó xử phải đối phó với một tình thế chính trị vô cùng rối ren. Thứ nhất Sau khi nhà Nguyễn đầu hàng toàn bộ phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam tiếp tục bùng nổ. Các căn cứ các trung tâm các đạo nghĩa quân chống Pháp tiếp tục xuất hiện. Thứ hai Tuy đã có Quy ước Thiên Tân 11 5 1884 nhưng quãn Thanh vẫn dùng dằng chưa chịu rút khỏi lãnh thổ Bắc Kì. Trong khi đó phe chu chiến 166 trong triều đình Huế đang khẩn trương chuẩn bị quyết một phen sống mái với quân thù. Mười tám ngày sau khi Hiệp ước Patơnốt được kí kết quân Pháp thua to ở cầu Quan Âm 23 6 1884 rồi sau đó là trận Bắc Lộ 24 6 1884 khiến Nội các Pheri chao đảo. Lợi dụng sự rối loạn của quân Pháp lực lượng kháng chiến do Hoàng Đình Kinh cầm đầu và các lực lượng nghĩa quân ở vùng đổng bằng trung du Bắc Kì nhanh chóng được tổ chức lại vừa đánh địch bảo vệ xóm làng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN