tailieunhanh - Giáo trình Công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp

Giáo trình Công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực vật cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại dịch hại trên cây trồng và những tiến bộ hiện nay trong bảo vệ cây trồng nhờ ứng dụng các biện pháp sinh học phân tử. Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng suy luận đánh giá kết quả của các mối tương tác đa chiều trong tự nhiên dựa theo quan hệ ký sinh – ký chủ - môi trường – con người và chọn lựa phương pháp tiếp cận nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến bảo vệ cây trồng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình. | Chương 3 THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT NN405-3 Mục tiêu giúp sinh viên biết về các thành tựu của công nghệ sinh học trong BVTV Trong hơn thập kỷ qua nhờ thành tựu to lớn của công nghệ gen người ta đã chuyển thành công những gen phân lập từ sinh vật này vào những sinh vật khác để tạo ra cơ thể biến đổi gen mang các đặc tính mong muốn. Sản phẩm biến đổi gen đang đem lại những lợi nhuận kinh tế khổng lồ cho nhiều quốc gia. Ở Mỹ hiện nay có tới công ty Công nghệ sinh học với doanh thu hàng năm đạt khoảng 12 7 tỷ đô la. Trong số các sản phẩm tạo ra có liên quan đến biến đổi gen sản phẩm y dược chiếm tới 75 trong khi sản phẩm nông nghiệp chỉ chiếm 3 . Tuy nhiên sự đầu tư mở rộng quy mô nghiên cứu và khai thác sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen ngày càng tăng. Năm 1996 toàn thế giới chỉ có 1 7 triệu ha trồng cây biến đổi gen nhưng đến năm 2004 diện tích cây trồng biến đổi gen toàn cầu tăng lên gần 48 lần đạt tới 81 triệu ha trong đó hơn 1 3 diện tích này là ở các nước đang phát triển. Hiện nay có khoảng 20 quốc gia sản xuất cây trồng biến đổi gen với diện tích từ ha trở lên. Mỹ là quốc gia hàng đầu trồng cây biến đổi gen với diện tích trong năm 2004 là 47 6 triệu ha chiếm 59 . Tiếp đến là Argentina 16 2 triệu ha 20 Canada 5 4 triệu ha 6 7 Brazil 5 triệu ha 6 Trung Quốc 3 7 triệu ha 4 6 . Ở châu Á cây trồng biến đổi gen chủ yếu là bông được trồng nhiều ở Trung Quốc Ấn Độ Philippines và Indonesia trích từ Trần Thị Lệ 2006 . Có 4 loại cây trồng biến đổi gen được thương mại hóa mạnh nhất. Đó là đậu tương kháng thuốc diệt cỏ đạt đến diện tích 48 4 triệu ha chiếm 60 tổng diện tích cây trồng biến đổi gen năm 2004 ngô kháng thuốc diệt cỏ và kháng sâu đạt diện tích 19 3 triệu ha chiếm 24 bông kháng thuốc diệt cỏ và kháng sâu đạt diện tích 9 triệu ha chiếm 11 và cải dầu kháng thuốc diệt cỏ đạt diện tích 4 3 triệu ha chiếm 5 . Nếu so sánh diện tích trồng cây biến đổi gen với tổng diện tích cây trồng cùng loại ở quy mô toàn cầu thì đậu tương biến

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN