tailieunhanh - Đánh giá hiệu quả an thần của Propofol phối hợp với Fentanyl trong nội soi đại tràng

Bài viết Đánh giá hiệu quả an thần của Propofol phối hợp với Fentanyl trong nội soi đại tràng trình bày đánh giá hiệu quả an thần của gây mê tĩnh mạch bằng propofol có hoặc không kết hợp với fentanyl để nội soi đại tràng; Khảo sát sự biến đổi các thông số mạch, huyết áp, SpO2 và tần số thở trong quá trình thực hiện thủ thuật nội soi đại tràng; Khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân, bác sĩ nội soi trong quá trình thực hiện thủ thuật nội soi đại tràng và tác dụng không mong muốn. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 5 tập 11 tháng 10 2021 Đánh giá hiệu quả an thần của Propofol phối hợp với Fentanyl trong nội soi đại tràng Lê Văn Long Lê Thị Lệ Hồng Phạm Thị Minh Thư Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Y - Dược Đại học Huế Tóm tắt Nội soi đại tràng là một trong những thủ thuật y khoa phổ biến hiện nay. An thần và giảm đau trong thủ thuật này nhằm giảm sự căng thẳng và khó chịu cho bệnh nhân cũng như hạn chế tối đa các nguy cơ có thể xảy ra do đó bệnh nhân thích được an thần bằng thuốc. Hiện nay chưa có thuốc nào được ghi nhận là thuốc lý tưởng để an thần trong nội soi đại tràng. Propofol là thuốc ngủ đường tĩnh mạch có tác dụng khởi phát nhanh thời gian tác dụng ngắn nên đã chiếm một vị trí nổi bật. Việc kết hợp propofol với fentanyl giúp giảm đau và khó chịu cho bệnh nhân. Mục tiêu của nghiên cứu So sánh việc sử dụng propofol đơn thuần kết hợp với các liều khác nhau của fentanyl để tìm ra liều hiệu quả nhất trong an thần cho nội soi đại tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên 120 bệnh nhân có chỉ định nội soi đại tràng tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được chia thành 3 nhóm Nhóm 1 fentanyl 0 5 mcg kg propofol 1 5 mg kg nhóm 2 fentanyl 1 0 mcg kg propofol 1 5 mg kg nhóm 3 propofol 1 5mg kg . Nếu bệnh nhân tỉnh trong quá trình nội soi thì bolus propofol 0 5mg kg. Các biến nghiên cứu bao gồm mạch huyết áp độ bão hòa oxy độ mê tổng liều propofol sử dụng số lần thức tỉnh của bệnh nhân thời gian hồi tỉnh sự hài lòng của bệnh nhân và bác sĩ nội soi các tác dụng không mong muốn như mạch chậm tụt huyết áp suy hô hấp buồn nôn . Kết quả Nhóm 2 có số lần thức tỉnh và tổng liều propofol sử dụng ít hơn nhóm 1 và nhóm 3. Thời gian ngưng propofol đến khi bệnh nhân tỉnh của nhóm 2 kéo dài hơn nhóm 1 và nhóm 3. Nhóm 2 đạt được mức an thần mong muốn nhanh hơn nhóm 1 và nhóm 3. Các kết quả khác đều tương tự ở cả 3 nhóm. Kết luận Nhóm 2 fentanyl 1 0 mcg kg propofol 1 5 mg kg đem lại kết

TỪ KHÓA LIÊN QUAN