tailieunhanh - Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) phục vụ cho học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hòa. Giáo trình kết cấu gồm 10 bài và chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: sửa chữa nhóm trục khuỷu; bảo dưỡng động cơ đốt trong; nhận dạng, tháo lắp cơ cấu phân phối khí; sửa chữa cơ cấu phân phối khí; bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí; . Mời các bạn cùng tham khảo! | 72 BÀI 4 SỬA CHỮA NHÓM TRỤC KHUỶU Mục tiêu của bài - Trình bày được nhiệm vụ cấu tạo hiện tượng nguyên nhân hư hỏng phương pháp kiểm tra sửa chữa nhóm trục khuỷu - Kiểm tra bảo dưỡng được nhóm trục khuỷu đúng phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn - Chấp hành đúng quy trình quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật cẩn thận tỉ mỉ của học sinh. Nội dung bài I. Trục khuỷu 1. Nhiệm vụ Trục khuỷu là một trong những chi tiết quan trọng của động cơ có Nhiệm vụ tiếp nhận chuyển động tịnh tiến của Pittôngqua thanh truyền thành chuyển động quay để dẫn động các bộ phận công tác như máy bơm nước máy phát điện bánh xe chủ động của ô tô máy kéo. 2. Điều kiện làm việc Khi động cơ làm việc trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể lực quán tính chuyển động quay. Các lực này rất phức tạp biến đổi theo chu kỳ gây ra dao động xoắn. Vì vậy trục khuỷu chịu uốn xoắn và chịu mài mòn ở các cổ trục. 3. Vật liệu chế tạo Trục khuỷu của động cơ cao tốc thường được chế tạo bằng thép hợp kim crôm ni ken. Trục khuỷu của động cơ tốc độ thấp như động cơ tàu thuỷ và động cơ tĩnh tại trục khuỷu thường được chế tạo bằng thép các bon trung bình như C35 C40 C45. Ngoài ra trục khuỷu còn có thể chế tạo bằng gang graphít cầu. 4. Cấu tạo Có hai loại trục khuỷu trục khuỷu liền và trục khuỷu ghép. a. Trục khuỷu liền Trục khuỷu liền hình 20 - 38 là trục khuỷu có cổ trục cổ biên má khuỷu được chế tạo liền thành một khối không tháo rời được. Cấu tạo của trục khuỷu gồm các bộ phận sau Cổ trục Cổ biên Má khuỷu Mặt bích Đầu trục Hình 1. Cấu tạoĐuôI trụctrục khuỷu - Đầu trục khuỷu Đối trọng Đầu trục khuỷu thường lắp đai ốc khởi động để quay trục khuỷu khi cần thiết 73 hoặc để khởi động cơ bằng tay quay. Trên đầu trục khuỷu có then để lắp puly dẫn động quạt gió máy phát điệnbơm nước của hệ thống làm mát đĩa giảm dao động xoắn nếu có và lắp bánh răng trục khuỷu để dẫn động trục cam và các cơ cấu khác. Ngoài ra đầu trục khuỷu còn có cơ cấu hạn chế di

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN