tailieunhanh - Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường Trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội

Bài viết "Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường Trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội" nghiên cứu thực trạng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông nhằm đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại trường học. | Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng Hà Nội Bùi Thị Thoa Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Người hướng dẫn TS. Ngô Thu Dung TS. Bùi Thị Thúy Hằng Năm bảo vệ 2012 Abstract Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông. Đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại cơ sở. Keywords Tâm lý học Tâm lý học đường Phổ thông trung học Trợ giúp tâm lý Content 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tình trạng nghèo nàn lạc hậu dần dần được khắc phục. Đời sống vật chất tinh thần của mọi người mọi nhà đang từng bước được cải thiện. Song xã hội XH càng phát triển thì những vấn đề của đời sống tâm lý tình cảm cũng càng nảy sinh phong phú đa dạng và bức xúc hơn. Các hoạt động tham vấn tâm lý TVTL xuất hiện và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội nhất là ở những đô thị đông dân. Tham vấn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình tham vấn khác nhau trong đó trợ giúp tâm lý học đường đang trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời. Hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với học sinh HS sinh viên mà nó còn rất cần thiết cho giáo viên phụ huynh HS những người có liên quan đến sự nghiệp trồng người . Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục thêm vào đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng thẳng cho HS trong cuộc sống trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt khác sự hiểu biết của HS về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN