tailieunhanh - Phân loại bố cục mặt bằng chùa Huế thời Nguyễn theo chữ tượng hình
Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu phân loại và xác định đặc điểm các loại hình bố cục mặt bằng chùa Huế thời Nguyễn theo tiêu chí chữ tượng hình. Dựa trên quá trình khảo sát đo vẽ bố cục 24 ngôi chùa điển hình xây dựng vào thời Nguyễn, từ đó xác định được bố cục nào là dạng đặc trưng của chùa Huế và nhìn nhận được những giá trị truyền thống của các dạng đó. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 20 Số 1 2022 PHÂN LOẠI BỐ CỤC MẶT BẰNG CHÙA HUẾ THỜI NGUYỄN THEO CHỮ TƯỢNG HÌNH Nguyễn Thị Minh Xuân Trần Thành Nhân Nguyễn Phong Cảnh Khoa Kiến trúc Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email minhxuan@ Ngày nhận bài 22 9 2021 ngày hoàn thành phản biện 25 10 2021 ngày duyệt đăng 4 4 2022 TÓM TẮT Kiến trúc chùa Huế mang nét đặc trưng riêng của vùng miền và phong cách của triều đại nhất là dưới thời Nguyễn khi Huế được biết đến là thủ đô Phật giáo Việt Nam. Với nhiều chính sách và nhiều cuộc trùng hưng lớn đã tạo nên diện mạo ngôi chùa Huế đặc trưng về kiến trúc và cảnh quan. Khi nhìn nhận kiến trúc ngôi chùa Huế bố cục tổng thể chính là mô hình biểu đạt quan trọng và tổng quan nhất về kiến trúc về không gian và môi trường sinh thái đặc sắc xứ Huế. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu phân loại và xác định đặc điểm các loại hình bố cục mặt bằng chùa Huế thời Nguyễn theo tiêu chí chữ tượng hình. Dựa trên quá trình khảo sát đo vẽ bố cục 24 ngôi chùa điển hình xây dựng vào thời Nguyễn từ đó xác định được bố cục nào là dạng đặc trưng của chùa Huế và nhìn nhận được những giá trị truyền thống của các dạng đó. Có những định hướng để giữ gìn và phát huy nâng cao những giá trị truyền thống. Điều này thật sự cần thiết trong bối cảnh hiện đại đã và đang có những tác động làm thay đổi mất dần giá trị truyền thống của một số ngôi chùa cổ ở Huế. Từ khóa Bố cục chùa Huế mặt bằng chùa Huế kiến trúc chùa Huế chùa Huế thời Nguyễn 1. MỞ ĐẦU Huế là vùng đất mang những dấu ấn lịch sử quan trọng vùng đất này có sơn thủy địa linh là những nhân duyên cho đạo Phật xuất hiện và phát triển. Khó tìm thấy nơi nào trên đất nước ta có mật độ chùa chiền và niệm phật đường am tự lớn như vậy. Nhất là vào giai đoạn chúa Nguyễn và vua Nguyễn Phật giáo phát triển nở rộ về văn hóa và kiến trúc mỹ thuật và được sự đồng tâm ủng hộ lớn từ triều đình và thường dân chùa Huế giai đoạn này phát triển cả số lượng và chất lượng. 117 Phân .
đang nạp các trang xem trước