tailieunhanh - Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đại học ở Việt Nam hiện nay

Bài viết Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đại học ở Việt Nam hiện nay trình bày thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đại học tại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. | THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN THỊ HIÊN Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Chất lượng đào tạo của các trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giảng viên. Vì vậy công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng nghề nghiệp cho giảng viên luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo các trường đại học đặc biệt quan tâm. Bài viết xin nêu thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đại học tại Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo bồi dưỡng giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Từ khóa đào tạo bồi dưỡng giảng viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giảng viên luôn là nguồn lực quan trọng nhất trong các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học luôn đặt vấn đề đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên lên hàng đầu. Đây là một vấn đề có tính thời sự liên quan toàn diện tới việc nâng cao chất lượng các sản phẩm đầu ra - nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. Hầu hết ở các quốc gia phát triển sự đánh giá chất lượng giáo dục đại học nói chung và đánh giá đội ngũ giảng viên nói riêng rất được coi trọng do đó việc đầu tư nhân lực và vật lực nhằm cải thiện trình độ chuyên môn kỹ năng nghề nghiệp cho các giảng viên được quan tâm thường xuyên. Ở Việt Nam ngày 16 5 2016 Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giảng viên chính giảng viên cao cấp. Với quan điểm không ngừng đổi mới thích ứng trong đào tạo và nghiên cứu các trường đại học thấy được sự cần thiết nâng cao các kỹ năng tự học tự nghiên cứu kỹ năng diễn giảng kỹ năng hợp tác và làm việc cùng các nhóm nghiên cứu của các giảng viên. Trước kia sự phát triển nghề nghiệp của giảng viên được xem là trách nhiệm cá nhân thì hiện nay phát triển nghề nghiệp đang trở thành trách nhiệm có tính qui hoạch của các cơ sở giáo dục bậc cao. Nhiều .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN