tailieunhanh - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, phẩm chất của người giáo viên nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm thầy giáo nhiều năm, đã từng đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ cách mạng cho nên Người rất hiểu công lao to lớn và thầm lặng của người thầy. Một vấn đề mà Người hết sức quan tâm đó là vai trò và phẩm chất của người thầy giáo nhân dân trong sự nghiệp giáo dục. Tư tưởng của Người là cơ sở lý luận, là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay. | Kỷ yếu hội thảo khoa học quot CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM quot . pp. 28-33 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN NHÂN DÂN TS. Bùi Kim Hồng Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch 1. Đặt vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam nhà văn hoá lớn của thế giới cũng đồng thời là nhà giáo người sáng lập đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới của Việt Nam. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá quot Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau . 2. Từ thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến lãnh tụ Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Ông ngoại Hoàng Xuân Đường là một nhà nho mở lớp dạy chữ Hán ngay tại nhà cho một số con em trong làng. Thân phụ Người - ông Nguyễn Sinh Sắc đi lên từ gia đình nông dân nghèo đã bền chí phấn đấu khổ học cả nửa đời người quyết vươn tới đỉnh cao của kiến thức. Người dân xứ Nghệ từng lưu truyền về tinh thần ham học của ông Nguyễn Sinh Sắc rằng vì không có điều kiện học nên cậu phải học mót tức nghe lỏm người ta mà học và nhờ người khác bày hộ khi chăn trâu cắt cỏ . Khi ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng được nhà vua ban áo mũ và biển Ân tứ ninh gia tức là gia đình vui nhận được ơn của vua ban trong nhà thờ họ Hoàng ở Hoàng Trù ông Nguyễn Sinh Sắc không quên để trên bàn thờ vợ - bà Hoàng Thị Loan tấm biển vua ban có 4 chữ đó xem như vinh hoa này có công lao to lớn của bà. Đây cũng là những bằng chứng thể hiện truyền thống hiếu học khí chất của người dân xứ Nghệ nói chung và của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng. Đỗ cao nhưng ông Nguyễn Sinh Sắc .
đang nạp các trang xem trước