tailieunhanh - Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 nâng cao theo lý thuyết kiến tạo

Bài viết giới thiệu tiến trình dạy học vật lý theo lý thuyết kiến tạo. Đồng thời, chúng tôi đã nêu kết quả điều tra quan niệm của học sinh trước khi học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 Nâng cao, các thí nghiệm để khắc phục các quan niệm đó. | TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO LÝ THUYẾT KIẾN TẠO ĐẶNG THỊ KIM CÚC Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Tóm tắt Bài viết giới thiệu tiến trình dạy học vật lý theo lý thuyết kiến tạo. Đồng thời chúng tôi đã nêu kết quả điều tra quan niệm của học sinh trước khi học chương Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11 Nâng cao các thí nghiệm để khắc phục các quan niệm đó. Qua kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào dạy học vật lý ở trường phổ thông là hoàn toàn khả thi. Từ khóa dòng điện trong các môi trường Vật lý 11 nâng cao lý thuyết kiến tạo 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo trong quá trình dạy học vật lý có tính khả thi khai thác được vai trò của người học nâng cao tính tích cực học tập của học sinh làm cho học sinh tham gia trực tiếp chủ động và sáng tạo trong quá trình nhận thức. Yếu tố thành công của việc này là phải đảm bảo thể hiện đúng bản chất cũng như phát huy lợi thế của từng phương pháp phải lựa chọn các pha hợp lý cho từng nội dung từng tiết học và từng đối tượng học sinh đảm bảo các cá nhân trong lớp đều tham gia vào việc giải quyết vấn đề và kiến tạo kiến thức mới nhằm phát huy tối đa năng lực tư duy của người học và nâng cao chất lượng dạy học 1 . 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT KIẾN TẠO Qua việc nghiên cứu lý luận về lý thuyết kiến tạo chúng tôi đề xuất qui trình tổ chức dạy học theo quan niệm kiến tạo gồm 4 bước - Buớc 1 Tạo tình huống làm xuất hiện vấn đề Giáo viên cần nghiên cứu những quan niệm sẵn có của học sinh liên quan đến nội dung kiến thức cần xây dựng từ đó đưa ra một hệ thống câu hỏi một câu chuyện ngắn hoặc một thí nghiệm đơn giản để đưa học sinh vào vấn đề cần giải quyết. Vấn đề nên chọn ở đây là mối liên hệ mà ta cần phát hiện hoặc giải thích giữa hai đại lượng hoặc hai hiện tượng vật lý. Kết thúc bước một học sinh phải nhận biết được vấn đề học tập và có nhu cầu nhận thức kiến thức mới. - Bước 2 Hành động

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN