tailieunhanh - Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên cơ sở nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp canh tác tiên tiến, gia tăng giá trị sản phẩm, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa tại vùng ĐBSCL. Đề xuất gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, bền vững được công nhận tiến bộ kỹ thuật cho từng tiểu vùng sinh thái canh tác lúa ở ĐBSCL. | NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG GÓI KỸ THUẬT CANH TÁC TIÊN TIẾN TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Ngọc Thạch Trịnh Quang Khương Nguyễn Thị Phong Lan Dương Hoàng Sơn Nguyễn Kim Thu Trịnh Thanh Thảo Lê Ngọc Phương Trương Thị Kiều Liên Nguyễn Thị Ngọc Hân và Nguyễn Thúy Kiều Tiên Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL giữ một vị thế rất quan trọng trong sản xuất lúa gạo. Theo Tổng Cục Thống Kê 2015 diện tích trồng lúa tại Việt Nam tính sơ bộ là 7 835 triệu ha với sản lượng đạt 45 216 triệu tấn lúa trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 55 tổng diện tích với năng suất bình quân 5 96 tấn ha cao hơn năng suất lúa bình quân cả nước 5 77 tấn ha và đạt sản lượng 25 70 triệu tấn. Tập quán sạ dày từ 200-250 kg hạt giống ha cùng với sử dụng phân đạm cao lá lúa xanh đậm đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển cây lúa thừa đạm sẽ thu hút nhiều dịch hại đến cư trú đẻ trứng vòng đời dài hơn Lu và ctv. 2004 . Canh tác lúa bón nhiều phân đạm bón phân mất cân đối giữa các dưỡng chất đạm lân kali sẽ làm cho cây lúa đổ ngã sớm giảm phẩm chất hạt Phạm Sỹ Tân và Trần Quang Tuyến 1997 Huan và ctv. 1998 . Ở ĐBSCL vụ Đông Xuân ĐX nhu cầu nước tưới cho lúa ngày càng tăng do tăng diện tích. Xuất phát từ các vấn đề trên việc nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới về bón phân hợp lý tưới nước tiết kiệm để duy trì chế độ dinh dưỡng tốt hơn cho cây lúa. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tỉnh và ctv. 2007 cho thấy cường độ phát thải khí metan trong các giai đoạn phơi ruộng đa số đều nhỏ hơn so với trường hợp tưới ngập thường xuyên nhưng giảm rõ rệt nhất ở thời kỳ có lượng phát thải lớn nhất giai đoạn đẻ nhánh và làm đồng . Tổng lượng phát thải khí metan trong trường hợp tưới ngập thường xuyên từ 369 1 - 457 2 kg CH4 ha vụ còn trường hợp tưới nông lộ phơi từ 340 3 - 401 5 kg CH4 ha vụ tỷ lệ giảm phát thải trung bình từ 7 8 - 14 9 . Nghiên cứu và chuyển giao quy trình kỹ thuật tiên tiến tăng cường đào tạo cho cán bộ và nông dân. .
đang nạp các trang xem trước