tailieunhanh - Nông lâm kết hợp trên đất dốc tại vùng Tây Bắc Việt Nam: Đánh giá lợi ích kinh tế và môi trường, thách thức và giải pháp cho việc mở rộng

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá lợi ích kinh tế và môi trường của phương thức canh tác nông lâm kết hợp trên vùng đất dốc Tây Bắc Việt Nam nhằm hỗ trợ nông dân chuyển từ thực hành trồng cây hàng năm không bền vững sang nông lâm kết hợp. Việc đánh giá tập trung vào một số mô hình nông lâm kết hợp thí điểm đã được triển khai trong khuôn khổ hoạt động tổ chức ICRAF tại vùng Tây Bắc Việt Nam. | Nông lâm kết hợp trên đất dốc tại vùng Tây Bắc Việt Nam Đánh giá lợi ích kinh tế và môi trường thách thức và giải pháp cho việc mở rộng Đỗ Văn Hùng La Nguyễn Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm Quốc tế ICRAF Việt Nam 1. MỞ ĐẦU Vùng cao Tây Bắc Việt Nam 21o - 23oN và 103o-105oE bao gồm các tỉnh Sơn La Điện Biên Hòa Bình Lai Châu Lào Cai và Yên Bái là một vùng núi có diện tích 4 4 triệu ha. Rừng chiếm hơn một nửa diện tích và đất nông nghiệp chiếm khoảng 13 . Khoảng 4 8 triệu người thuộc 30 dân tộc khác nhau cùng sinh sống đa số là các dân tộc Thái Kinh H mông Mường và Dao Tổng cục Thống kê 2021 . Tây Bắc là khu vực nghèo nhất cả nước với tỷ lệ hộ nghèo khoảng 14 vào năm 2016 cao hơn 8 so với tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nước theo số liệu thống kê năm 2017 của Việt Nam. Đặc điểm của Tây Bắc là độ dốc lớn khoảng 60 đất trong vùng có độ dốc 30 khí hậu khắc nghiệt với các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán lũ quét sương muối và băng giá ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Người dân địa phương phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp là sinh kế chính Hoàng Thị Lụa và cộng sự 2017 . Trong khu vực các phương thức canh tác thông thường chủ yếu hiện nay là canh tác trồng thuần như ngô lúa nương sắn mía cà phê kết hợp với làm đất thâm canh và đốt tàn dư thực vật. Ngoài ra việc mở rộng nhanh chóng sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng đã dẫn đến việc sử dụng đất không ổn định xói mòn đất nghiêm trọng đất bạc màu làm giảm sản lượng cây trồng và giảm thu nhập của nông dân theo thời gian. Do đó đe dọa tính bền vững của môi trường và an ninh lương thực Đỗ Hoa và cộng sự 2020 Vũ Đình Tuấn và cộng sự 2014 Schmitter và cộng sự 2010 Wezel và cộng sự 2002 368 Nông lâm kết hợp NLKH được định nghĩa là hệ thống sử dụng đất mà cây lâu năm được trồng trên cùng một đơn vị đất với cây nông nghiệp và hoặc nơi chăn nuôi gia súc Gordon và cộng sự 2018 . NLKH có thể mang lại nhiều lợi ích như tăng năng suất cây trồng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập

TỪ KHÓA LIÊN QUAN