tailieunhanh - Nâng cao hiệu quả quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

Bài viết nghiên cứu hiệu quả quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương bằng cách chỉ ra kinh nghiệm thành công của các quốc gia trên thế giới trong việc quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. | NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG ThS. Trần Phi Long1 Lê Ngọc Minh Châu Tóm tắt Bài viết nghiên cứu hiệu quả quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương bằng cách chỉ ra kinh nghiệm thành công của các quốc gia trên thế giới trong việc quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Sau đó bài viết đã chỉ ra những hạn chế trong thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và trong công tác quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua. Cuối cùng bài viết đưa ra một vài kiến nghị cho chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới. Từ khóa quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước. 1. Lời mở đầu Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014 có hiệu lực từ ngày 26 11 2014 doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100 vốn điều lệ. Quy định này đã làm giảm đáng kể số lượng các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam do trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50 vốn điều lệ. Một trong những lý do điều chỉnh quy định này là do Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Ví dụ Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại song phương FTAs gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEC vào cuối năm 2015 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP vào năm 2016. Hội nhập kinh tế toàn cầu đã gây ra một áp lực lớn phải cải cách của những doanh nghiệp nhà nước từ trước đến nay phần lớn vẫn bị coi là hoạt động kém hiệu quả. Và quy định mới được đề ra nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và tăng hiệu quả kinh tế sau cổ phần hóa. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của bài này là các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước từ 50 vốn điều lệ trở lên vì những doanh nghiệp này có vai trò to lớn trong 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN