tailieunhanh - Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý vốn ODA - Vương Thanh Hà

Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý vốn ODA trình bày về những kinh nghiệm thành công của các nước trong quản lý vốn ODA, một số bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về vốn ODA đối với Việt Nam. | KINH NGHIỆM CỦA MỘT số NƯỚC TRONG QƯẢN LÝ VốN ODA VƯƠNG THANH HÀ 1. Những kinh nghiệm thành công của các nước trong quản lý vốn ODA. a. Xác định tỉnh vực ưu tiên hợp lý. Thông thường căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn và ngắn hạn mà mỗi nước xác định lĩnh vực đầu tư vốn ODA cụ thể. Kê-ni-a là một nước đang phát triển điển hình ở Đông Phi là nưóc có tầm quan trọng vể cả kinh tế và chính trị của khu vực đổng thời cũng là một thị trường tiềm năng là nơi cung cấp một khối lượng cà phê và chè lớn trên thế giới. Tại Kê-ni-a từ năm 1987 đến nay vốn ODAđược thu hút và trải rộng trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng thường tập trung vào một số lĩnh vực cơ bản 30 dành cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng 15 cho nông nghiệp và lâm nghiệp 10 cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế. Các dự án về giáo dục và đào tạo ở Kê-ni-a đã được các nhà tài trợ đánh giá là có hiệu quả cao. Giáo dục tiểu học miễn phí đã làm cho sô lượng học sinh đến trường tăng lên đáng kể. Tại Đài Loan do xác định nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu nên ngay từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX trong tổng số 267 triệu USD nhặn viện trợ Đài Loan đã chi 50 cho lĩnh vực nông nghiệp tiếp theo là các lĩnh vực khác như kĩ thuật công nghiệp hạ tầng thuỷ lợi giao thông. Các nước khác như Thái Lan Xinh-ga-po. chủ yếu dành vốn ODA cho hạ tầng kinh tế giao thông viễn thông năng lượng. là những dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn thời gian thu hồi vốn chậm. không hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nhưng lại giúp nâng cấp cơ sở hạ tấng kinh tế - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. b. Quy định mức vay và trả nợ hàng năm. Phần vốn ODA hoàn lại thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng ODA thông thường khi tổng mức ODA càng cao thì tỉ trọng vốn hoàn lại cũng ngày càng cao. Do vậy nếu không quy định mức vay và trả nợ hàng năm thì sẽ dẫn đến sử dụng không hiệu quả đổng vốn. vay tràn lan và để lại gánh nặng nợ nần cho thế hệ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.