tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ cho định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na và nhãn) của lãnh thổ Hữu Lũng một cách hợp lý trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan, đánh giá kinh tế sinh thái. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGUYỄN MINH THẢO Kinh tế tư nhân Việt Nam thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI 2003 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông thôn việc xây dựng một nền nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền là cần thiết. Quản lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trên từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là một trong những vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Hữu Lũng là một khu vực nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích tự nhiên là ha. Đây là địa bàn chung sống của 23 dân tộc với số dân khoảng ngƣời 1999 trong đó dân tộc ít ngƣời chiếm trên 58 . Hữu Lũng có 1 thị trấn và 26 xã là một vùng có tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hầu hết các hộ ở đây đã biết tận dụng lợi thế về đất đai khí hậu nhân lực. để phát triển nông lâm nghiệp. Huyện cũng đã có định hƣớng cho việc mở rộng diện tích trồng cây dài ngày trong đó có cây ăn quả và coi đó là chiến lƣợc phát triển của Hữu Lũng. Tuy nhiên do việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhất là tổ chức không gian sản xuất còn thiếu cơ sở khoa học nên một số cây trồng dài ngày trong những năm gần đây chỉ đƣợc mở rộng về diện tích nhƣng năng suất và chất lƣợng chƣa cao. Ngoài ra do công tác quy hoạch trồng cây dài ngày chƣa đƣợc tiến hành một cách đồng bộ nên ở đây chƣa hình thành những vùng chuyên canh mang tính chất sản xuất hàng hóa. Thực trạng nêu trên không những làm cho kinh tế của khu vực phát triển chậm mà còn gây khó khăn trong việc xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến theo quan điểm sinh thái cho chiến lƣợc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh thái cảnh quan phục vụ cho định hƣớng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nhằm sử dụng hợp lý lãnh thổ trở nên vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay và lâu dài. Xuất phát từ nhu cầu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN