tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo động lực đọc sách và đọc sách cùng học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Huệ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là cho học sinh thấy được tầm quan trọng của sách và việc đọc sách; Sự khác nhau giữa đọc sách và xem phim, lướt facebook, chơi game .; Tạo động lực đọc sách cho học sinh, từ đó lan tỏa tới gia đình, cộng đồng; Đọc sách như thế nào cho hiệu quả; Xây dựng phong trào đọc sách trong trường THPT Nguyễn Huệ. | I. Lý do chọn chuyên đề Cổ nhân đã nói Muốn lập thân trước hết phải học muốn học phải lấy đọc sách làm cái gốc . Đọc nhiều sách hơn bạn tự nhiên sẽ đi được quãng đường xa hơn đứng ở nơi cao hơn. Chỉ khi thưởng thức thế giới rộng lớn đời người muôn màu trong từng cuốn sách ta mới có thể chọn ra cuộc sống mà chúng ta yêu thích nhất. Còn những người không đọc sách lại chỉ có thể sống một cuộc sống không có lựa chọn. Đọc sách đọc tới cuối cùng rồi sẽ đọc hiểu được chính mình. Ngày nay giới trẻ cần phải hiểu rằng trên con đường tìm kiếm phiên bản tốt nhất của chính mình thì đọc sách là một phương tiện kỹ năng hành trang không thể thiếu. Đọc sách giúp tôi định hình cảm xúc tích cực khôn ngoan hơn bởi mỗi lời người khác viết ra là kiến thức và trải nghiệm. Đọc sách giúp bạn có tất cả ít nhất là hiểu biết và tinh thần điều chỉnh được cảm xúc của người đọc. Kiến thức là nền tảng cơ bản của việc phát triển con người và cả sự nghiệp làm nên sự hưng thịnh của một quốc gia sự phồn vinh của xã hội. Mà sách là chìa khóa mở ra kho tàng kiến thức bất tận của nhân loại. Chính vì vậy mà ngay sau khi đất nước giành độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi diệt giặc dốt nâng cao dân trí. Văn hóa đọc hiện nay đang là vấn đề thu hút sự chú ý quan tâm của xã hội. Vấn đề này không còn là chuyện của độc giả ở Mỹ và các nước phương Tây mà nó trở thành vấn đề mang tính toàn cầu trong đó có Việt Nam. Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn thách thức. Rõ ràng Đảng và Nhà nước khi coi văn hóa là nền tảng động lực phát triển và hội nhập quốc tế nhưng thực tế đáng buồn về văn hóa đọc ở Việt Nam không khỏi khiến chúng ta phải lo lắng khi trung bình mỗi người dân đọc khoảng 1 cuốn sách trên mỗi năm. Vì vậy việc xây dựng một xã hội đọc ở nước ta hiện nay là yêu cầu cấp thiết nhìn từ cả hai phía lý luận và thực tiễn. Đọc sách để thu nạp kiến thức vận dụng vào cuộc sống đồng thời đọc sách cũng là cách để được nuôi dưỡng tâm hồn. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN