tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành với mục tiêu nhằm rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh. Giúp học sinh phát huy được năng lực cá nhân, lối tư duy phản biện, khả năng sáng tạo cũng như sự tự tin bộc lộ ý kiến riêng trước những vấn đề văn học hay đời sống, xã hội. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 05 09 2014. 3. Các thông tin cần bảo mật nếu có không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm . Giáo viên dạy rập khuôn theo SGK trong giờ dạy kiến thức lí thuyết Thao tác lập luận bác bỏ giáo viên mới chỉ thực hiện các nội dung SGK theo những định hướng trong SGV. Thông thường giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu theo phần nội dung trong SGK sau đó nhận xét bổ sung rồi rút ra kết luận theo phần ghi nhớ trong SGK. Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào việc giải quyết các bài tập trong SGK. Bên cạnh đó thời gian dành cho bài Thao tác lập luận bác bỏ là một tiết và một tiết cho bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ . Do đó giáo viên ít có điều kiện mở rộng kiến thức và việc luyện tập cũng chưa được kĩ càng sâu sắc. Bên cạnh những thành công đạt được do việc đổi mới chương trình SGK Ngữ văn việc giảng dạy của giáo viên cũng còn gặp nhiều l úng túng chất lượng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ chưa đạt như mong muốn. Học sinh mắc khá nhiều lỗi thông thường. Việc giảng dạy đã có lí luận nhưng việc vận dụng lí luận đó vào thực tiễn viết b ài dùng thao tác lập luận bác bỏ của học sinh còn gặp không ít khó khăn. . Học sinh thụ động nghe chép trong quá trình học thao tác lập luận bác bỏ nhìn chung học sinh vẫn còn thụ động. Mặc dù giáo viên khi lên lớp đã cố gắng đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm dạy học tích cực hóa nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên học sinh chưa thực sự tiếp thu một cách chủ động sáng tạo mà phần lớn các 1 em vẫn học theo kiểu cũ nghe ghi chép nhớ và tái hiện những gì giáo viên nói mà chưa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN