tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trên quan điểm xem xét những đóng góp của thơ văn Huỳnh Thúc Kháng đối với tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỉ XX, tác giả luận văn mong muốn làm sáng tỏ những đóng góp cũng như nhấn mạnh tác động (cả tích cực lẫn hạn chế, thậm chí là kìm hãm) của thơ văn Huỳnh Thúc Kháng về mặt nội dung cũng như về nghệ thuật đến sự hình thành của văn học hiện đại, qua đó khẳng định vị trí của ông với tư cách là một tác giả văn học, một nhà văn hoá tiêu biểu trong 30 năm đầu thế kỉ. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - VŨ THỊ VÂN THƠ VĂN HUỲNH THÚC KHÁNG TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HỌC VIỆT NAM Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS TS Trần Ngọc Vương Hà Nội 2009 MỤC LỤC Trang Phần một Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 3. Mục đích ý nghĩa của đề tài 4 4. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 4 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5 6. Cấu trúc của luận văn 5 Phần hai Nội dung 7 Chương 1 Con người và sự nghiệp 7 1. Cốt cách xứ Quảng trong con người Huỳnh Thúc Kháng 7 2. Con người và sự nghiệp 10 Chương 2 Văn nghiệp Huỳnh Thúc Kháng 19 1. Giai đoạn 1 trước năm 1908 24 . Bối cảnh lịch sử 24 . Tác phẩm chính 27 2. Giai đoạn 2 từ 1908 đến 1921 32 . Bối cảnh lịch sử 32 . Tác phẩm chính 34 3. Giai đoạn 3 từ 1921 đến 1943 42 . Hoàn cảnh lịch sử 42 . Tác phẩm chính 45 Chương 3 Huỳnh Thúc Kháng và tiến trình hiện đại hoá 62 văn học Việt Nam 1. Tổng quan về sự vận động của nền văn học Việt Nam 63 những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 2. Huỳnh Thúc Kháng và tiến trình hiện đại hoá văn học 67 Việt Nam . Những tác động tích cực 69 . Một số hạn chế 84 Phần ba Kết luận 91 Tài liệu tham khảo 96 Phụ lục 100 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam diễn ra quá trình chuyển biến từ xã hội phong kiến cổ truyền phương Đông sang xã hội cận hiện đại tư sản phương Tây. Đó là bước chuyển cực kì sâu sắc cả về thời gian lẫn không gian lịch sử. Sự thay đổi này xảy ra sớm nhất và nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc. Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều xu hướng mang tính chất cải cách. Điểm mới là các phong trào cách mạng này đều do các sĩ phu nặng lòng trung nghĩa khởi xướng và nó đã diễn ra mạnh mẽ công khai mượn hình thức của một cuộc vận động văn hoá và dùng văn chương làm công cụ tuyên truyền. Đó chính là không gian tư tưởng và không khí văn chương
đang nạp các trang xem trước