tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải bài tập tụ điện trong một số mạch phức tạp

Để học sinh có những vốn kiến thức chắc chắn về tụ điện, đồng với kinh nghiệm giảng dạy ôn thi trung học phổ thông quốc gia, ôn thi học sinh giỏi. Trong quá trình tìm tòi và sưu tầm tài liệu tôi đã đưa ra các dạng giải bài tập phần tụ giúp học sinh học và làm bài được dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm! | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP TỤ ĐIỆN TRONG MỘT SỐ MẠCH PHỨC TẠP Tác giả sáng kiến Trần Thị Hoàn Mã sang kiến 1 Vĩnh Phúc Năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP TỤ ĐIỆN TRONG MỘT SỐ MẠCH PHỨC TẠP 2 Vĩnh phúc năm 2019 MỤC LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Vào tháng 10 năm 1745 Ewald Georg von Kleist ở Pomerania nước Đức phát hiện ra điện tích có thể được lưu trữ bằng cách nối máy phát tĩnh điện cao áp với một đoạn dây qua một bình thủy tinh chứa nước. Tay của Von Kleist và nước đóng vai trò là chất dẫn điện và bình thủy tinh là chất cách điện mặc dù các chi tiết ở thời điểm đó được xác nhận là miêu tả chưa đúng . Von Kleist phát hiện thấy khi chạm 3 tay vào dây dẫn thì phát ra một tia lửa điện lớn và sau đó ông cảm thấy rất đau đau hơn cả khi chạm tay vào máy phát tĩnh điện. Sau đó một năm nhà vật lý người Hà Lan Pieter van Musschenbroek làm việc tại đại học Leiden phát minh ra một bình tích điện tương tự được đặt tên là bình Leyden. Sau đó Daniel Gralath là người đầu tiên kết hợp nhiều bình tích điện song song với nhau thành một quả quot pin quot để tăng dung lượng lưu trữ. Benjamin Franklin điều tra chiếc bình Leyden và đi đến kết luận rằng điện tích đã được lưu trữ trên chiếc bình thủy tinh không phải ở trong nước như những người khác đã giả định. Từ đó thuật ngữ quot battery quot hay tiếng việt gọi là quot pin quot được thông qua. Sau đó nước được thay bằng các dung dịch hóa điện bên trong và bên ngoài bình layden được phủ bằng lá kim loại. Để lại một khoảng trống ở miệng để tránh tia lửa điện giữa các lá. Bình layden là bình tích điện đầu tiên có điện dung khoảng 1 11 nF nano Fara . Từ đó tụ điện được ra đời. Tụ điện là một linh kiện điện tử không thể thiếu được trong các thiết bị điện điện tử. Tụ điện là một linh kiện điện tử khá là quan .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN