tailieunhanh - Một số bất cập về án tử hình ở Việt Nam khi đặt trong phạm vi nhân quyền

Trên thực tế, sự tương phản trong một số cách áp dụng pháp luật của các quốc gia có thể đề cập đến tình huống là một quốc gia có quyền từ chối dẫn độ tội phạm với một quốc gia khác, nếu quốc gia sở tại chứa tội phạm không ủng hộ án tử hình và có lý do cho rằng tội phạm đó có thể bị áp dụng án tử hình khi bị dẫn độ về quốc gia của họ. Bài nghiên cứu dưới đây sẽ là những phân tích mang tính khách quan của tác giả về vấn đề mức án tử hình ở Việt Nam có nên giữ hay nên bị hủy bỏ khi đặt trên phạm vi nhân quyền. | MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM KHI ĐẶT TRONG PHẠM VI NHÂN QUYỀN Văn Trương Ngọc Trâm Nguyễn Thanh Tú Khoa Luật Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD ThS. Nguyễn Hoàng Phương Nguyên TÓM TẮT Hầu như các quốc gia trên thế giới đều có cơ chế xử phạt khác nhau đối với các tội trạng phân biệt nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Trên thực tế sự tương phản trong một số cách áp dụng pháp luật của các quốc gia có thể đề cập đến tình huống là một quốc gia có quyền từ chối dẫn độ tội phạm với một quốc gia khác nếu quốc gia sở tại chứa tội phạm không ủng hộ án tử hình và có lý do cho rằng tội phạm đó có thể bị áp dụng án tử hình khi bị dẫn độ về quốc gia của họ. Từ đó vấn đề được khai thác cụ thể hơn trong khi Việt Nam còn giữ mức án tử hình và có tiến hành áp dụng trên thực tế thì nhiều quốc gia khác lại có quan điểm trái ngược và phản đối mức án này vì cho rằng đây là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Bài nghiên cứu dưới đây sẽ là những phân tích mang tính khách quan của tác giả về vấn đề mức án tử hình ở Việt Nam có nên giữ hay nên bị hủy bỏ khi đặt trên phạm vi nhân quyền. Từ khóa Bộ luật Hình sự BLHS 2015 Luật Quốc tế LQT nhân quyền tội phạm tử hình. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Để có thể đề cập đến vấn đề tử hình trong phạm vi nhân quyền thì phải hiểu rõ nội dung của quyền sống vì mức án tử hình được cho là vi phạm nghiêm trọng nhân quyền mà cụ thể là quyền được sống của con người ở nhiều quốc gia. Điều 3 Tuyên ngôn Toàn thế giới về nhân quyền UDHR năm 1948 nêu rằng Mọi người đều có quyền sống quyền tự do và an toàn cá nhân . Điều 6 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị gọi tắt là ICCPR cụ thể hóa Điều 3 UDHR trong đó ghi nhận về quyền sống của con người một cách chi tiết hơn Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một các tùy tiện Cũng dựa trên công ước ICCPR này mà Điều 19 Hiến Pháp 2013 của Việt Nam đưa ra quy định về quyền sống tương tự là Mọi người có quyền sống. Tính mạng con

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.