tailieunhanh - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn Tây Nguyên

Bài viết đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng chính sách (TDCS) và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TDCS trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian qua dựa vào số liệu thứ cấp về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong vùng và thực hiện khảo sát 361 phiếu (khách hàng vay vốn TDCS), và 377 phiếu (gồm cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ trưởng Tổ TK&VV và cán bộ NHCSXH) tại địa bàn 17 huyện thị của tỉnh Gia Lai, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TDCS trên địa bàn trong thời gian tới. | Hội thảo Khoa học quốc gia Hệ thống Tài chính Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ DCFB 2020 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN Nguyễn Ngọc Anh1 Đinh Văn Nghĩa2 1 Khoa Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2 Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai TÓM TẮT Bài viết đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng chính sách TDCS và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TDCS trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian qua dựa vào số liệu thứ cấp về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội NHCSXH trong vùng và thực hiện khảo sát 361phiếu khách hàng vay vốn TDCS và 377 phiếu gồm cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác Tổ trưởng Tổ TK amp VV và cán bộ NHCSXH tại địa bàn 17 huyện thị của tỉnh Gia Lai từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TDCS trên địa bàn trong thời gian tới. Các giải pháp để giải quyết vấn đề này tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể có liên quan đến hoạt động TDCS như NHCSXH Tổ TK amp VV khách hàng vay vốn các tổ chức chính trị xã hội CTXH và các cấp chính quyền địa phương. Từ khóa Chất lượng tín dụng Tín dụng chính sách Ngân hàng chính sách xã hội Hộ nghèo Tổ chức chính trị xã hội. 1. Giới thiệu Tây Nguyên có lợi thế lớn về đất đai và tài nguyên khí hậu rừng đa dạng nên có tiềm năng to lớn về nông lâm nghiệp chăn nuôi tạo điều kiện để sử dụng và phát huy hiệu quả vốn TDCS hơn nữa đây là địa bàn cư trú của 47 dân tộc trong đó dân tộc thiểu số chiếm khá lớn và là khách hàng chủ yếu của TDCS. Qua hơn 15 năm NHCSXH vượt qua nhiều thách thức để các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn TDCS phát triển sản xuất tạo việc làm nâng cao thu nhập cải thiện điều kiện sống thoát nghèo góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với giảm nghèo bảo đảm an sinh xã hội tuy nhiên với đặc thù riêng của đối tượng vay vốn này tiềm ẩn rủi ro là rất lớn. Bài viết đánh giá chất lượng TDCS tại Tây Nguyên .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN