tailieunhanh - Lồng ghép tri thức bản địa vào bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên rừng cộng đồng thông qua trao quyền cho người dân: Nghiên cứu trường hợp tại các cộng đồng dân tộc Vân Kiều và Ma Coong, tỉnh Quảng Bình
Bài viết bàn về các tri thức bản địa trong quản lý bảo tồn tài nguyên ít được quan tâm trong quá trình ra quyết định; các kinh nghiệm quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng cũng bị hạn chế và thay đổi bởi ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Áp dụng các phương thức quản lý rừng dựa trên cơ sở bảo tồn và trao quyền cho người dân đang là hướng đi có thể đáp ứng được vấn đề đặt ra. Mời các bạn cùng tham khảo! | LỒNG GHÉP TRI THỨC BẢN ĐỊA VÀO BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA TRAO QUYỀN CHO NGƯỜI DÂN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VÂN KIỀU VÀ MA COONG TỈNH QUẢNG BÌNH Trần Trung Thành Trường Đại học Nông Lâm Huế Đại học Huế Tóm tắt Tỉnh Quảng Bình đã giao cho 38 cộng đồng tại 8 xã thuộc 4 huyện với tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho các cộng đồng quản lý là ha bao gồm ha đất rừng và ha đất chưa có rừng. Việc quản lý của các cộng đồng chủ yếu dựa trên các phương thức truyền thống quá trình quản lý bảo vệ rừng hiện tại còn gặp nhiều khó khăn. Trước đây việc quản lý bảo vệ rừng theo kinh nghiệm truyền thống và bằng các luật tục hương ước đến nay được các dự án tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cộng đồng được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp quản lý sử dụng lâu dài theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên các tri thức bản địa trong quản lý bảo tồn tài nguyên ít được quan tâm trong quá trình ra quyết định các kinh nghiệm quản lý khai thác sử dụng tài nguyên rừng cũng bị hạn chế và thay đổi bởi ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Áp dụng các phương thức quản lý rừng dựa trên cơ sở bảo tồn và trao quyền cho người dân đang là hướng đi có thể đáp ứng được vấn đề đặt ra. Từ khóa Rừng cộng đồng Giao đất giao rừng. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây trên thế giới đã mất đi khoảng 200 triệu ha rừng tự nhiên và phần lớn diện tích còn lại cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về trữ lượng và chất lượng điều này ảnh hưởng rất lớn đến chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường và tính đa dạng sinh học của rừng FAO 2010 . Cũng như nhiều nước khác trên thế giới ở Việt Nam rừng nhiệt đới ở địa hình thấp không còn nguyên vẹn 238 nữa vì phần lớn các khu rừng này đã bị biến đổi do các hoạt động nông nghiệp và định cư. Các hoạt động này đã làm cho sự phong phú vốn có về tài nguyên sinh học ở đây bị suy thoái nghiêm trọng. cũng vì thế mà các khu rừng nguyên vẹn phần lớn chỉ còn sót lại ở các vùng núi cao những nơi hiểm trở. Nét đặc .
đang nạp các trang xem trước