tailieunhanh - Tri thức bản địa

Nội dung bài viết là nói về tri thức bản địa, phân loại tri thức bản địa và đặc điểm của tri thức bản địa. Đồng thời nâng cao tầm quan trọng của tri thức bản địa trong phát triển kinh tế xã hội. Mời các bạn tham khảo! | TRI THỨC BẢN ĐỊA VŨ TRƯỜNG GIANG* * 1. Khái niệm tri thức bản địa Thuật ngữ “tri thức bản địa” được Robert Chambers dùng lần đầu tiên trong một ấn phẩm xuất bản năm 1979. Sau đó, được Brokensha và sử dụng vào năm 1980 và tiếp tục được sử dụng, phát triển cho đến ngày nay1. Về nguồn gốc ra đời của thuật ngữ: sau khi chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ trên phạm vi toàn thế giới vào cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, các nước thế giới thứ 3 ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh mới giành được độc lập dân tộc, bắt đầu xây dựng lại đất nước. Trải qua một thời gian, các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã không thành công hoặc đạt được hiệu quả thấp, rõ rệt nhất là ở các quốc gia châu Phi. Nguyên nhân không phải do thiếu vốn hay thiếu chuyên gia, mà chỉ vì theo mô hình và kinh nghiệm của châu Âu, không chú ý đến đặc điểm văn hóa, kinh tế truyền thống của dân tộc. Từ đó, người ta mới nhận thức rằng, muốn phát triển kinh tế - xã hội nếu chỉ dựa vào khoa học hiện đại thì không đủ, mà phải bổ sung bằng các tri thức bản địa và kết hợp hai loại tri thức đó cho sự phát triển. Khác với “tri thức hàn lâm” được hình thành chủ yếu qua các nhà thông thái, được hệ thống hoá và truyền lại qua học vấn và sách vở. Tri thức bản địa được hình thành, tồn tại và phát triển trong quá trình lao động sản xuất, ứng xử với môi trường tự nhiên và Bảng 1: So sánh sự khác nhau giữa tri thức bản địa và tri thức khoa học Các lĩnh vực tri thức 1. Phạm vi 2. Mức độ chân lý 3. Mục đích 4. Cách dạy và học Tri thức bản địa - Linh thiêng và thế tục cùng đồng hành; bao gồm cả siêu nhiên. - Hội nhập toàn thể, dựa vào hệ thống. - Được lưu giữ thông qua truyền miệng và trong các thực hành văn hoá. - Được coi là chân lý - Chủ quan - Chân lý được thấy trong tự nhiên và trong niềm tin - Giải thích dựa vào ví dụ, kinh nghiệm và tục ngữ. - Trí tuệ lâu dài - Thực tế cuộc sống và tồn tại - Có khả năng dự báo tốt ở địa phương (có giá trị về sinh thái) - Yếu hơn trong điều kiện ở các vùng xa, địa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN