tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là việc cho trẻ Dân tộc thiểu số làm quen với Tiếng việt là một việc làm hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, dạy trẻ làm quen với Tiếng việt là dạy cái gì, dạy như thế nào? Trẻ làm quen với tiếng việt với tư cách là bộ môn khoa học hay với tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp. Cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc tiếp cận, làm quen dần với Tiếng việt. | 1 ĐỀ TÀI MỘT VÀI KINH NGHIỆM CUNG CẤP VỐN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết nhiệm vụ giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi Mẫu giáo trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói chính vì vậy mà cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ đặc biệt là Dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ của trẻ nên khó khăn trong việc tiếp nhận Tiếng việt dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ Tiếng việt. Chính vì vậy việc cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm nhằm hình thành và phát triển những kỷ năng cần thiết cho việc học Tiếng việt ở lớp một phổ thông. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện đàm thoại thảo luận trình bày những hiểu biết suy nghĩ giải thích một vấn đề nào đó trong cuộc sống như Kể lại được sự việc câu chuyện đã được nghe được chứng kiến hay tự mình nghĩ ra sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe hiểu lời nói của cô của những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ Tiếng việt. Muốn phát triển ở trẻ kỷ năng hiểu và nói được ngôn ngữ Tiếng việt theo cô theo tôi trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ qua trò chuyện đàm thoại kể chuyện đọc cho trẻ nghe cho trẻ làm quen với chữ cái và thông qua các môn học khác hoặc ở mọi lúc mọi nơi. Là vô cùng quan trọng nhưng hình thành như thế nào đây mới thật là điều không phải dễ. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN Năm nay tôi được trường phân công dạy lớp lớn ghép Yều tổng số cháu là 14 cháu. Trong đó độ tuổi lớn chỉ có 4 cháu còn lại là nhỡ và bé. Hầu hết các cháu chưa được học chưa có ý thức ham học không chịu đến lớp để học bản thân tôi trực tiếp đến nhà để huy động cháu ra lớp. Cháu không .
đang nạp các trang xem trước