tailieunhanh - An toàn thực phẩm nông sản: Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "An toàn thực phẩm nông sản - Một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản xuất phân phối và chính sách nhà nước" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Hệ thống an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu; Thực phẩm trong xã hội hiện đại – Người tiêu dùng châu Âu chọn hình thức truy xuất nguồn gốc nào. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết. | Phần 3 KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU Chương VIII Hệ thống ATTP của Liên minh Châu Âu 131 Chương IX Thực phẩm trong xã hội hiện đại Người tiêu dùng châu Âu chọn hình thức truy xuất nguồn gốc nào 155 2016. An toàn thực phẩm nông sản 129 Chương VIII HỆ THỐNG AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU Phạm Hải Vũ Marie-Hélène Vergote CESAER AgroSup Dijon INRA Univ. Bourgogne Franche-Comté F-21000 Dijon France . GIỚI THIỆU Nhìn từ Việt Nam châu Âu không những phát triển thịnh vượng về kinh tế văn hóa công nghệ mà còn có một nền nông nghiệp vững mạnh sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao. Đặc biệt nhờ đảm bảo an toàn thực phẩm có xuất xứ châu Âu được người tiêu dùng Việt Nam tin cậy và tiêu thụ đều đặn dù giá bán không rẻ từ bơ sữa tươi tiệt trùng sữa bột cho tới rượu vang hay rau quả Theo số liệu của phòng Thương mại và công nghiệp Pháp tại Việt Nam năm 2009 mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu từ EU tương đương 9 tỷ Euro nông sản và thực phẩm sơ chế hoặc đã chế biến. Làm thế nào để châu Âu xây dựng được thành công chính sách ATTP của mình Hệ thống ATTP của Liên minh châu Âu có gì bí mật Nó có cấu trúc và hoạt động như thế nào Trong chương này chúng tôi sẽ mở chiếc hộp đen của hệ thống này để giới thiệu đến bạn đọc lịch sử ra đời và các cấu thành của nó. Chúng tôi cũng sẽ giới thiệu các nguyên tắc vận hành của hệ thống với mục đích xây dựng một cơ sở đối chứng cho hiện trạng ATTP của Việt Nam. 2016. An toàn thực phẩm nông sản 131 Chương được trình bày theo 5 điểm chính. Trước hết chúng tôi điểm lại lịch sử hình thành của hệ thống ATTP châu Âu. Ở phần 2 chúng tôi giới thiệu các cơ quan chịu trách nhiệm và tổ chức chung của hệ thống. Phần thứ 3 trình bày phương pháp điều hành đối thoại là phương pháp cơ bản nhất để châu Âu xây dựng và thực thi các chính sách của mình trong đó có chính sách ATTP. Phần 4 mô tả cơ sở pháp lý liên quan đến an toàn thực phẩm và ba trụ cột chính nâng đỡ các gói pháp lý này. Trong phần cuối cùng chúng tôi trình bày hoạt động của Cơ quan ATTP .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN