tailieunhanh - Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
Bài báo này nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế Trường Đại học Công nghệ . Dựa trên phương pháp phân tích dữ liệu như phân tích Cronbach's alpha, phân tích EFA, và phân tích hồi quy bội; tác giả nhận diện được một hệ thống thang đo đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế Trường Đại học Công Nghệ bao gồm 6 nhân tố: Kỹ năng chuyên môn, Kỹ năng mềm, Thái độ làm việc, Khả năng thích ứng, Kiến thức và Giá trị tạo ra. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CỬ NHÂN KINH TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH TS. Lê Đức Thắng Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh HUTECH TÓM TẮT Bài báo này nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế Trường Đại học Công nghệ . Dựa trên phương pháp phân tích dữ liệu như phân tích Cronbach s alpha phân tích EFA và phân tích hồi quy bội tác giả nhận diện được một hệ thống thang đo đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế Trường Đại học Công Nghệ bao gồm 6 nhân tố Kỹ năng chuyên môn Kỹ năng mềm Thái độ làm việc Khả năng thích ứng Kiến thức và Giá trị tạo ra. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng doanh nghiệp hài lòng đối với Kỹ năng mềm Khả năng thích ứng và Thái độ làm việc đối với 3 nhân tố còn lại là Kỹ năng chuyên môn Kiến thức và Giá trị tạo ra thì doanh nghiệp chỉ hài lòng ở mức trung bình. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các giải pháp trong đó Nhà trường cần chú trọng cải thiện các nhân tố Kỹ năng chuyên môn Thái độ làm việc và Kiến thức thực tế cho sinh viên. Từ khóa Cử nhân Đại học Công nghệ kinh tế phân tích dữ liệu sự hài lòng của doanh nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo phần lớn sinh viên sau khi ra trường đều có được việc làm nhưng tỷ lệ người có được việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo chưa đến 20 . Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp cần được đào tạo lại tại nơi mà họ được tuyển dụng từ 6 tháng tới 1 năm chỉ có một số ít vẫn làm việc tốt mà không cần đào tạo lại. Thực tế điều mà giáo dục đại học cần hướng tới là đại đa số sinh viên ra trường có thể bắt tay vào công việc chuyên môn mà họ đã được đào tạo và đáp ứng được cơ bản những yêu cầu của công việc đó. Việc phải đào tạo lại sinh viên mới tốt nghiệp đã tạo một sức ép lớn lên các doanh nghiệp trong việc sử dụng những người được coi là đã được đào tạo nhưng lại không hiểu vai trò trách nhiệm và công việc của mình tại nơi làm việc. Nhìn chung .
đang nạp các trang xem trước