tailieunhanh - Kinh nghiệm phát triển OER tại thư viện Trường Đại học Thăng Long

Bài tham luận này trình bày kết quả tạo ra nguồn học liệu mở công bố trên blog cũng như kinh nghiệm và quá trình thực hiện các phim video ngắn nhằm học tập và sử dụng các ứng dụng phần mềm trên máy tính của Thư viện Trường Đại học Thăng Long. | KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN OER TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG1 Vũ Đỗ Quỳnh2 Nguyễn Thị Hải Yến2 Nguyễn Thị Nga2 Nguyễn Thanh Nhàn2 1. MỞ ĐẦU Trường Đại học Thăng Long TLU đã bắt đầu quan tâm đến các tài nguyên học liệu mở OER từ đầu năm 2014 khi được văn phòng UNESCO tại Việt Nam mời tham gia cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vào một cuộc khảo sát về tình trạng hiểu biết và dùng OER tại một số trường đại học ở Việt Nam. Trường TLU cũng đã đóng góp một bài tham luận về tình trạng hiểu biết về OER của đội ngũ giáo viên của trường Vũ Đỗ Quỳnh 2015 tại hội thảo quốc tế về OER lần thứ nhất đã được tổ chức tại Khoa Thông tin - Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội ngày 29 tháng 12 2015. Cuộc khảo sát nói trên đã cho thấy tỷ lệ thấp cán bộ của trường có biết về OER. Cuối năm 2015 cũng là thời điểm lãnh đạo của Trường Đại học Thăng Long vạch ra một lộ trình hợp pháp hoá các phần mềm đang dùng trên các máy tính của trường đặc biệt bằng cách cài đặt và triển khai hệ điều hành Ubuntu một bản phân phối GNU Linux đang phổ biến ở Việt Nam và thân thiện với người dùng. Đi đầu trong quá trình hợp pháp hoá phần mềm Phòng Thông tin - Tư liệu và Thư viện Phòng TT - TL - TV gọi tắt là Thư viện của Trường Đại học Thăng Long đã thay thế hệ điều 1 Bài tham luận cho Hội thảo quốc tế lần 2 về OER Đề xuất chính sách thúc đẩy tài nguyên giáo dục mở Open Educational Resources OER trong giáo dục đại học Việt Nam Hà Nội 28 09 2016. 2 Trường Đại học Thăng Long. PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 547 hành Microsoft Windows XP không còn nhà sản xuất hỗ trợ nữa bằng hệ điều hành Ubuntu LTS trên các máy tính của phòng thư viện điện tử. Việc chuyển đổi hệ điều hành máy tính sang nguồn mở không chỉ là miễn phí về giá mua bản quyền sử dụng mà còn đem lại nhiều lợi ích như sự an toàn tin học cao hơn khi tránh được các máy tính bị lây các vi-rút tin học thường xuyên tấn công hệ điều hành của Microsoft. Tuy nhiên việc thay đổi hệ điều .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN