tailieunhanh - Bài giảng Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Ngữ Văn - ĐH Phạm Văn Đồng

Bài giảng Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Ngữ Văn gồm có 5 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Kỹ năng phân tích chương trình môn Ngữ văn ở trường THPT; Kỹ năng thiết kế bài dạy học môn Ngữ văn THPT; Kỹ năng đặt câu hỏi, ra bài tập môn Ngữ văn; Rèn luyện kỹ năng kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT; .Mời các bạn cùng tham khảo! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI Bài giảng học phần RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chương trình đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Giảng viên HUỲNH THỊ NGỌC KIỀU Khoa Sư phạm Xã hội QUẢNG NGÃI THÁNG 3 2021 Chương 1. KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN THPT . Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông . Sự cần thiết phải đổi mới chương trình giáo dục . Bối cảnh thế giới Trong suốt gần 60 năm qua chương trình giáo dục ở các cấp học bậc học trong nền giáo dục của ta được biên soạn thực thi trên cơ sở kế thừa các chương trình giáo dục có trước đó rồi cải tiến cập nhật nâng cao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội khoa học công nghệ của giai đoạn sau. Các nhà giáo dục đã đưa vào chương trình giáo dục những tư tưởng lớn những tác phẩm có giá trị các phát minh khoa học những sự kiện chính trị xã hội to lớn . với mong ước truyền lại cho các thế hệ sau những thành tựu to lớn của nhân loại trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Tuy nhiên chỉ trong vòng 7 năm của thập kỷ đầu của thế kỷ XXI những điều chúng ta tích luỹ được trong hàng năm qua dường như không đủ để giải thích được những điều đang và sẽ diễn ra. Thập niên cuối của thế kỷ trước đã chứng kiến một điều mà nhà tương lai học của những năm 60 Kenneth Boulding gọi là sự phá vỡ của hệ thống system break . Boulding xem sự phá vỡ của hệ thống như sự tan vỡ của các mô hình tư duy liên quan đến các hệ thống của con người. Nói cách khác sự phá vỡ như vậy tạo ra cái mà Alvin Tofler gọi là cú sốc của tương lai mà ở đó lối tư duy có tính truyền thống không còn có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Một đồng nghiệp của Boulding trong những năm 60 Kenneth Clark đã lưu ý rằng trong những điều kiện như vậy sự tiên đoán có thể trở thành những thông tin chính xác nhất về tương lai. Định luật Clark cho rằng Khi một nhà thông thái cho rằng một điều gì đó có thể xảy ra ông ta có thể đúng. Nhưng nếu ông ta cho rằng một điều gì đó không thể xảy ra thì gần như có thể nói