tailieunhanh - Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin - ĐH Phạm Văn Đồng

Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin cung cấp cho người học những kiến thức như: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin; Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường; Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN Dành cho bậc Đại học - không chuyên lý luận chính trị Biên soạn Ngô Thị Thùy Dung Quảng Ngãi tháng 5 năm 2021 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KTCT Kinh tế chính trị PTSX Phương thức sản xuất TBCN Tư bản chủ nghĩa CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa LLSX Lực lượng sản xuất QHSX Quan hệ sản xuất SXHH Sản xuất hàng hóa GTTD Giá trị thặng dư CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa KTTT Kinh tế thị trường 2 Chương 1 ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN A. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Nắm được lịch sử ra đời và phát triển của KTCT Mác Lênin. - Nắm được đối tượng phương pháp nghiên cứu và chức năng của KTCT Mác Lênin. - Hiểu được sự cần thiết của việc học tập KTCT Mác Lênin. 2. Về kĩ năng - Giải thích được xu hướng ra đời những dòng lý thuyết KTCT nằm trong dòng chảy phát triển tư tưởng kinh tế của nhân loại. - Có năng lực thu thập thông tin kỹ năng tổng hợp hệ thống hóa các vấn đề nghiên cứu. - Sử dụng được các phương pháp nghiên cứu như trừu tượng hóa khoa học logic kết hợp với lịch sử để nắm được bản chất của vấn đề từ đó giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay. 3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Có ý thức đúng đắn và thái độ tích cực với việc học tập môn Kinh tế chính trị Mác Lênin. - Có ý thức bảo vệ phổ biến những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và đấu tranh chống những quan điểm sai trái. B. Nội dung 1. Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác Lênin . Sơ lược về sự hình thành và phát triển tư tưởng kinh tế của loài người Giai đoạn thứ nhất từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII Tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ trung đại từ thời cổ đại đến thế kỷ XV. Sự xuất hiện của tư tưởng kinh tế thời cổ trung đại gắn liền với phân công lao động lần thứ nhất chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt. Trong các công trình nghiên cứu của những nhà bác .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN