tailieunhanh - Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa
Trong phạm vi bài thông tin khoa học này, đưa ra kết quả về hiện trạng phân bố và mật độ ở vịnh Nha Trang tại 3 khu vực điển hình là Đầm Báy, Hòn Mun, Bích Đầm. Qua đó đánh giá được hiện trạng trai tai tượng lớn cũng như các điều kiện sinh thái môi trường sống làm cơ sở để phục vụ công tác lưu giữ, bảo tồn trai tai tượng ở vịnh Nha Trang. | Thông tin khoa học công nghệ KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỰ PHÂN BỐ MẬT ĐỘ TRAI TAI TƯỢNG Tridacna maxima Ở VỊNH NHA TRANG KHÁNH HÒA TRẦN VĂN BẰNG 1 1. MỞ ĐẦU Trai tai tượng lớn Tridacna maxima là loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá kinh tế về xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập cao cho ngư dân đồng thời chúng là nguồn thực phẩm bổ dưỡng từ lâu đã được nhiều người ưa chuộng. Trai tai tượng phân bố trên vùng diện tích rộng lớn từ vùng biển phía Đông Nam Ấn Độ Dương đến phía Tây và giữa Thái Bình Dương. Ở Việt Nam phân bố từ vùng biển miền Trung đến vùng biển phía Nam với mật độ khá cao tại đảo Nam Yết có 5 4 cá thể 500m2 vịnh Nha Trang 0 1 cá thể 500m2 Cù Lao Chàm 1 0 cá thể 500m2 Lý Sơn 1 2 cá thể 500m2 Phú Quý 1 9 cá thể 500m2. Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về trai tai tượng cụ thể như nghiên cứu thành phần loài sự phân bố nguồn lợi nghiên cứu sản xuất giống nuôi thương phẩm và phục hồi tái tạo nguồn lợi tự nhiên. Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến thành phần loài đánh giá nguồn lợi trai tai tượng bước đầu nghiên cứu sản xuất giống và nuôi phục hồi nguồn lợi trai tai tượng vảy . Ngoài tự nhiên trai tai tượng có mật độ thấp sinh sản không thường xuyên và thời gian sinh trưởng kéo dài nên dễ bị tác động bởi môi trường và sự khai thác 1 2 . Việc khai thác và xuất khẩu trai tai tượng ở Việt Nam được phát triển từ những năm 1998 đến năm 2004 trong đó trai tai tượng vảy trai lớn và được khai thác liên tục trong thời gian dài nên nguồn lợi đã bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó những nghiên cứu về trai tai tượng ở Việt Nam còn giới hạn nên chưa đưa ra được những biện pháp quản lý và khai thác chúng một cách hợp lý. Năm 2004 IUCN đã xếp các loài trai tai tượng vào danh mục những loài bị đe dọa ở mức nguy cấp EN cần được bảo vệ và phục hồi. Sách đỏ Việt Nam 2007 xếp các loài trai tai tượng ở mức độ sẽ nguy cấp VU nhưng thực trạng nguồn lợi của chúng .
đang nạp các trang xem trước