tailieunhanh - Phân lập Bacillus spp. có khả năng đối kháng với nấm Aspergillus sp. Cdp2, ứng dụng trong xử lý hạt giống đậu phộng

Nội dung bài viết trình bày quá trình phân lập và tuyển chọn được 11 chủng vi khuẩn có hình que sinh bào tử nghi ngờ các chủng này thuộc chi Bacillus. Các chủng được tiến hành khảo sát các đặc điểm sinh hóa nhằm phân loại dựa vào sự khác biệt giữa các đặc điểm sinh hóa của các chủng. 11 chủng đã phân lập được tuyển chọn các chủng có khả năng kháng được nấm Aspergillus sp. CDP2 trên môi trường SDA. Mời các bạn tham khảo! | PHÂN LẬP BACILLUS SPP. CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI NẤM ASPERGILLUS SP. CDP2 ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ HẠT GIỐNG ĐẬU PHỘNG Trịnh Lai Lợi Lê Nguyễn Ái Mi Lâm Minh Khoa Hồ Anh ơn Viện Công nghệ Việt Nhật Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD TS. Nguyễn Hoài Hương TÓM TẮT Từ mẫu đậu phộng rễ và hạt thu nhận tại xã Hòa Khánh Tây tỉnh Long An. Đã phân lập và tuyển chọn được 11 chủng vi khuẩn có hình que sinh bào tử nghi ngờ các chủng này thuộc chi Bacillus. Các chủng được tiến hành khảo sát các đặc điểm sinh hóa nhằm phân loại dựa vào sự khác biệt giữa các đặc điểm sinh hóa của các chủng. 11 chủng đã phân lập được tuyển chọn các chủng có khả năng kháng được nấm Aspergillus sp. CDP2 trên môi trường SDA. Từ khóa Aflatoxin Bacillus đối kháng phân lập vi khuẩn ức chế nấm mốc sinh aflatoxin. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Aflatoxin là một nhóm các chất chuyển hóa thứ cấp độc hại chủ yếu được tổng hợp bởi các loài nấm sợi bao gồm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus được hình thành trong điều kiện bảo quản và lưu trữ. Aflatoxin B1 B2 G1 và G2 AFB1 AFB2 AFG1 và AFG2 là bốn dẫn xuất chính Aflatoxin với AFB1 đã được xác định là chất gây ung thư gan. Hơn nữa hàm lượng Aflatoxin cao trong thực phẩm thường xảy ra ở vùng nhiệt đới nơi mà nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus phát triển do nhiệt độ và độ ẩm cao do đó có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Asp. flavus được tìm thấy như là một loài hoại sinh trong đất với quy mô trên toàn thế giới và gây ra bệnh trên các mùa vụ nông nghiệp như là gạo đậu phộng và hạt cây bông trước và sau thu hoạch. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy hạt đậu phộng bị nhiễm mốc thường tỷ lệ nảy mầm rất thấp. Ở thực vật có nhiều loài vi khuẩn góp phần giúp thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ. Trong số 20 chi của vi khuẩn thì Bacillus spp. Pseudomonas spp. và Streptomyces spp. được sử dụng rộng rãi như các chất diệt khuẩn. Bacillus spp. đã được báo cáo để sản xuất một số hợp chất kháng nấm thúc đẩy tăng trưởng ở thực vật giúp kiểm soát được mầm bệnh và thúc đẩy

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN