tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Chính quyền cấp tỉnh trong cơ chế phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2017

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế phân cấp quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _ Nguyễn Hữu Hào CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG CƠ CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2017 Chuyên ngành Chính trị học Mã số 62 31 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội 2020 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học Người hướng dẫn 1 . Đỗ Quang Hưng Người hướng dẫn 2 . Nguyễn Văn Hiệp Phản biện Phản biện Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc Gia Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đề tài luận án được lựa chọn bởi những lý do chính như sau Thứ nhất phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và chính quyền địa phương là một trong những nội dung luôn được quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và chính quyền địa phương nói chung cấp tỉnh nói riêng càng được chú trọng hơn trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ đổi mới phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Bởi chính quyền cấp tỉnh là cấp chiến lược ở địa phương trực tiếp quyết định những vấn đề của tỉnh dựa trên quy định của Hiến pháp và pháp luật góp phần vào xu hướng phát triển chung của đất nước. Thứ hai chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam đã phát huy tính tích cực sáng tạo trong thực thi cơ chế phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương đã mang lại những kết quả nhất định. Nhưng trên tổng thể việc phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh trong quản lý nhà nước chưa thật rõ ràng còn biểu hiện phân tán cào bằng giữa các loại hình địa phương trách nhiệm và thẩm quyền giữa các bộ ngành Trung ương và địa phương còn chồng chéo trùng lắp còn mang dáng dấp của hình thức phân khúc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN