tailieunhanh - Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trường Đại học thủ đô Hà Nội đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết bàn đến một số giải pháp cụ thể để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực: xây dựng Thư viện Khoa; khuyến khích sinh viên đọc sách ở Thư viện; thành lập Câu lạc bộ “Đọc sách cùng bạn” hay “Mỗi ngày một cuốn sách”; kiểm soát việc đọc giáo trình, tài liệu tham khảo. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 2016 124 PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Trịnh Cam Ly1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Đọc sách và phát triển văn hóa đọc sách trong nhà trường là một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Trên cơ sở phân tích thực trạng bài viết bàn đến một số giải pháp cụ thể để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực xây dựng Thư viện Khoa khuyến khích sinh viên đọc sách ở Thư viện thành lập Câu lạc bộ Đọc sách cùng bạn hay Mỗi ngày một cuốn sách kiểm soát việc đọc giáo trình tài liệu tham khảo. Từ khóa phát triển văn hóa đọc giải pháp thư viện Khoa câu lạc bộ đọc giáo trình 1. MỞ ĐẦU Nghị quyết số 29 NQ-TW ngày 4 11 2013 tại Hội nghị lần thứ 8 khoá XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định quan điểm chỉ đạo quot Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học phát triển khả năng sáng tạo tự học và học tập suốt đời quot . Chúng ta đang nỗ lực chuyển đổi chương trình giáo dục theo định hướng nội dung quot sang xu thế giáo dục theo định hướng năng lực . Trong nhà trường Tiểu học Tiếng Việt là môn học công cụ rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt nghe nói đọc viết. Trong đó đọc là kĩ năng quan trọng hàng đầu đối với học sinh Tiểu học. Trẻ Tiểu học đến trường để học đọc sau đó đọc để học. Kĩ năng đọc không chỉ phục vụ quá trình học tập ở Tiểu học mà còn rất cần thiết ở các bậc học tiếp theo cũng như trong quá trình sống tự học và phát triển lâu dài của mỗi người. Vì vậy có thể khẳng định đọc là một trong những yếu tố của năng lực ngôn ngữ và là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh. Muốn trò có kĩ năng đọc thầy trước hết phải có kĩ năng đọc tốt. Thực tiễn giảng dạy ở 1 Nhận bài ngày gửi
đang nạp các trang xem trước