tailieunhanh - Làm thế nào để phát triển văn hóa đọc ở Thủ đô Hà Nội

Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chúng tôi đã thực hiện bài viết này với mong muốn phác thảo nên một bức tranh khái quát về việc đọc sách của người dân Thủ đô hiện nay và một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển văn hóa đọc trên địa bàn Hà Nội. | Trong các yếu tố tạo nên trí tuệ nhân cách và phong thái của người dân Thủ đô đọc sách là một yếu tố giữ vai trò quan trọng. Trong suốt quá trình xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng văn hóa đọc đã góp một phần đắc lực trong việc hình thành nên một diện mạo của Hà Nội mảnh đất nghìn năm văn hiến với những con người tài hoa và thanh lịch. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chúng tôi đã thực hiện bài viết này với mong muốn phác thảo nên một bức tranh khái quát về việc đọc sách của người dân Thủ đô hiện nay và một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển văn hóa đọc trên địa bàn Hà Nội. I. Thực trạng văn hóa đọc ở Thủ đô Hà Nội Nếu so sánh với các tỉnh thành phố trong cả nước Hà Nội là nơi văn hóa đọc được quan tâm phát triển nhất. Không có một nơi nào trên đất nước Việt Nam có nhiều thư viện nhà sách và nhà xuất bản như ở Hà Nội. Mạng lưới các thư viện hoạt động trên địa bàn Thủ đô hết sức phong phú đa dạng. Người dân Hà Nội tự hào là nơi có Thư viện Quốc gia Việt Nam thư viện đẹp và lớn nhất của cả nước. Hà Nội còn có các thư viện đầu ngành như Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương Viện Thông tin Khoa học Xã hội Thư viện Trung ương quân đội Thư viện Y học trung ương. Theo số liệu thống kê của Vụ Thư viện tính đến năm 2009 chỉ tính riêng hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn Hà Nội đã có 597 thư viện tủ sách gồm 1 thư viện thành phố 28 thư viện quận huyện và các thư viện xã phường với bản sách phục vụ khoảng lượt người đọc trong 1 năm. Bên cạnh đó Hà Nội còn có hơn 60 thư viện trường đại học cao đẳng thư viện trường học từ tiểu học đến trung học cơ sở và khoảng gần 100 thư viện viện nghiên cứu thư viện Bộ ngành. Với mạng lưới thư viện dầy đặc như vậy người dân Thủ đô có điều kiện thuận lợi để thỏa mãn nhu cầu đọc của mình. Để nắm bắt thực trạng đọc sách báo của người dân thủ đô Hà Nội chúng tôi đã tiến hành điều tra và phỏng vấn những người dân Thủ đô với các đối tượng thiếu nhi học sinh - sinh viên và .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN