tailieunhanh - Quan hệ thương mại giữa Đàng Trong thời chúa Nguyễn với Trung Quốc và Nhật Bản

Trong quan hệ thương mại giữa Đàng Trong với các nước phương Đông, thì quan hệ buôn bán với Trung Quốc và Nhật Bản là mạnh mẽ hơn cả. Đến thế kỷ XVIII, quan hệ thương mại giữa Đàng Trong với Nhật Bản bị gián đoạn; còn quan hệ thương mại với Trung Quốc cũng dần trở nên mờ nhạt. Và cũng trừ đây, ngoại thương Đàng Trong bước vào giai đoạn suy yếu trong quan hệ buôn bán với các nước bên ngoài. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 17 Số 3 2020 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN Hồ Châu Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email hochausu@ Ngày nhận bài 31 8 2020 ngày hoàn thành phản biện 7 9 2020 ngày duyệt đăng 02 10 2020 TÓM TẮT Vào thế kỷ XVI XVIII chúa Nguyễn ở Đàng Trong thực hiện chính sách mở cửa phát triển ngoại thương gia nhập vào thị trường khu vực và luồng hải thương thế giới. Bấy giờ đông đảo thương nhân nước ngoài từ Đông sang Tây đã đến Đàng Trong để thiết lập quan hệ buôn bán. Trong quan hệ thương mại giữa Đàng Trong với các nước phương Đông thì quan hệ buôn bán với Trung Quốc và Nhật Bản là mạnh mẽ hơn cả. Đến thế kỷ XVIII quan hệ thương mại giữa Đàng Trong với Nhật Bản bị gián đoạn còn quan hệ thương mại với Trung Quốc cũng dần trở nên mờ nhạt. Và cũng trừ đây ngoại thương Đàng Trong bước vào giai đoạn suy yếu trong quan hệ buôn bán với các nước bên ngoài. Từ khóa chúa Nguyễn Đàng Trong ngoại thương. 1. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA ĐÀNG TRONG VỚI TRUNG QUỐC TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XVIII Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có từ lâu đời và từ đầu thế kỷ XVII trở đi có chiều hướng phát triển mạnh mẽ hơn bởi tác động của bối cảnh quốc tế khu vực và trong nước. Bấy giờ nền thương mại thế giới đang diễn ra sôi động cùng với đó là tình hình nội bộ Trung Quốc cũng có những biến động lớn vào cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh. Khi nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ nhiều người Hoa vì lòng trung thành với nhà Minh mà không chịu thần phục nhà Thanh đã rời bỏ quê hương để ra đi. Trong số họ nhiều người đã giong buồm di cư xuôi về vùng biển phía nam đến Đàng Trong để cư ngụ và làm nhiều ngành nghề khác nhau để sinh sống nhưng phần đông trong số đó họ làm các công việc liên quan đến buôn bán mối lái. Để dễ bề quản lý chúa Nguyễn bắt buộc những người Hoa di cư sang lãnh thổ Đàng Trong phải sống tập trung ở những khu vực vùng đất nhất định thường được lập .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.