tailieunhanh - Ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời Solar PV công suất lớn đối với hệ thống điện và giải pháp ngăn ngừa

Bài viết xem xét sử dụng BESS (hệ thống Pin tích năng) so sánh với việc sử dụng STATCOM thông qua đánh giá tính ưu việt của từng loại thiết bị đối với các tác động phục hồi tần số cũng như ổn định hệ thống. Phần mềm PSS/E-33 dùng để mô phỏng phân tích vấn đề này. | 210 HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SOLAR PV CÔNG SUẤT LỚN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Lê Cao Quyền 1 Lê Văn Đại 2 Trần Viết Thành 1 1 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 2 Khoa Công nghệ điện Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Theo QHĐ VII điều chỉnh tính đến năm 2025 cơ cấu nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo rất lớn chiếm đến 12 5 trong đó điện mặt trời chiếm tỷ trọng cao nhất. Khác với các nguồn điện khác tác động của nguồn điện mặt trời có công suất lớn lên hệ thống điện do ảnh hưởng bởi gián đoạn bức xạ mặt trời rất lớn đặc biệt nó làm ảnh hưởng đến tần số của khu vực lưới điện đấu nối gây ra sa thải phụ tải các khu vực liên quan. Ngoài ra sự cố ngắn mạch đối với lưới điện có đấu nối với nguồn điện mặt trời Solar PV có công suất lớn cũng gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến tần số ổn định hệ thống điện cần được quan tâm. Để giải quyết vấn đề này bài viết xem xét sử dụng BESS hệ thống Pin tích năng so sánh với việc sử dụng STATCOM thông qua đánh giá tính ưu việt của từng loại thiết bị đối với các tác động phục hồi tần số cũng như ổn định hệ thống. Phần mềm PSS E-33 dùng để mô phỏng phân tích vấn đề này. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh tính đến năm 2025 cơ cấu nguồn điện sử dụng năng lượng tái rất lớn chiếm đến 12 5 trong đó điện mặt trời chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngoài ra ngày 11 4 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11 2017 QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Với cơ chế khuyến khích các dự án điện mặt trời thì hiện tại các chủ đầu tư đang chạy đua để triển khai làm thủ tục đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời nhằm đưa vào vận hành trước ngày 30 6 2019 để hưởng các cơ chế theo Quyết định số 11 2017 QĐ-TTg nêu trên. Với quy hoạch của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 tổng công suất lắp đặt dự kiến tăng thêm từ 2100 MW lên đến trên 4200 MW. Với lượng công suất nhà máy điện mặt trời NMĐMT lớn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN