tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng công chức tại các CQCM thuộc UBND huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức làm việc trong các CQCM thuộc UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ XINH BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành Quản lý công Mã số 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2020 2 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học . Vũ Thanh Sơn Phản biện 1 Phản biện 2 Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm Phòng nhà A Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Thời gian vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng là khâu then chốt trong quá trình đổi mới xây dựng và phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc BD đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nhằm phát huy vai trò sức mạnh của đội ngũ này. Hậu Lộc là huyện phía Đông Bắc thành phố Thanh Hoá hiện có 22 xã và một thị trấn. Do đặc thù là huyện vùng ven biển tình hình KT-XH còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Hiện nay toàn huyện có 61 người CC thuộc các CQCM UBND huyện trong tổng số này họ được đào tạo ở nhiều chuyên ngành nhiều loại hình trình độ đào tạo khác nhau nên trong công việc trong quá trình tổ chức BD còn gặp không ít những hạn chế khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay cụ thể là Một là Thiếu quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược về BDCC chưa thực sự gắn BD với sử dụng chưa BD chức danh trước khi bổ nhiệm tổ chức BD chức danh sau khi bổ nhiệm cơ bản cũng chưa triển khai đồng bộ. Dẫn tới sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các cơ sở đào tạo và sự trùng lặp về nội dung giữa các loại hình BD và tình trạng không tương thích giữa BD và sử dụng cán bộ đã gây ra lãng phí trong công tác BD.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN