tailieunhanh - Những đợt Chấn Hưng nghề chế tác đá An Hoạch (Thanh Hóa)

Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nghề chế tác đá An Hoạch là nghiên cứu trường hợp về một nghề thủ công truyền thống tiêu biểu không chỉ của xứ Thanh mà của cả nước, giúp ta nhận diện sâu sắc quá trình hình thành, phát triển và kết cấu kinh tế, xã hội, văn hóa của một làng nghề đặc trưng. | TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐỢT CHẤN HƯNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ AN HOẠCH THANH HÓA NCS. Lê Thị Thảo ThS. Trần Thị Thanh Huyền Tóm tắt Làng An Hoạch ven thành phố Thanh Hóa là một trong những làng cổ xưa nhất của vùng đồng bằng sông Mã và nghề chế tác đá nơi đây là một trong những nghề thủ công có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Sự xuất hiện của nghề chế tác đá An Hoạch có mối liên hệ mật thiết với truyền thống chế tác đá của cư dân đồng bằng sông Mã từ thời kỳ nguyên thủy đến thế kỷ X bắt đầu định hình rõ nét và phát triển liên tục không đứt quãng cho đến ngày nay. Mỗi bước phát triển của nghề này đều gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Không những thế nó còn có sức lan tỏa tác động đến sự hình thành và phát triển của nhiều làng nghề chế tác đá nổi tiếng ở những vùng miền khác như Ngũ Hành Sơn Đà Nang Ninh Vân Ninh Bình . Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nghề chế tác đá An Hoạch là nghiên cứu trường hợp về một nghề thủ công truyền thống tiêu biểu không chỉ của xứ Thanh mà của cả nước giúp ta nhận diện sâu sắc quá trình hình thành phát triển và kết cấu kinh tế xã hội văn hóa của một làng nghề đặc trưng. 1. Truyền thống chế tác đá của cư dân đồng bằng sông Mã Chưa rõ làng An Hoạch có từ bao giờ nhưng tên An Hoạch cùng nghề chế tác đá nổi tiếng nơi đây đã được nhắc đến trong An Hoạch sơn Báo Ấn tự bi ký dựng năm 1100 và nhiều sách sử của các triều đại phong kiến như Đại Việt sử ký Việt sử thông giám cương mục Đại Nam nhất thống chí Lịch triều hiến chương loại chí. Xa hơn nữa sự xuất hiện nghề chế tác đá An Hoạch có mối liên hệ biện chứng với truyền thống chế tác đá của cư dân đồng bằng sông Mã. Thời kỳ đá cũ tại di tích núi Đọ xã Thiệu Vận huyện Thiệu Hóa di tích núi Nuông núi Quan Yên xã Định Công huyện Yên Định các nhà khoa học đã phát hiện nhiều hiện vật bằng đá mang dấu vết chế tác của con người hàng vạn mảnh tước hạch đá công cụ chặt thô chopper công cụ gần hình rìu . Điều đó khẳng định cách ngày nay 30 - 40 vạn năm người nguyên thủy vùng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.