tailieunhanh - Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa

Nghiên cứu đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê qua tư liệu sử học trong đối sánh với hệ thống tượng thờ cho chúng ta cái nhìn đa chiều trong tổng thể bức tranh sống động của đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần ở vào một thời kỳ mà các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên một nền tảng Nho giáo chiếm ưu thế khá mạnh mẽ. | TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU TƯ LIỆU SỬ HỌC VỀ ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC VUA CHÚA QUAN LẠI THỜI LÊ TRONG SO SÁNH VỚI HỆ THỐNG TƯỢNG THỜ TẠI THÁI MIẾU NHÀ HẬU LÊ VÀ DI TÍCH LAM KINH - THANH HÓA ThS. Hoàng Thị Thanh Bình ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy Tóm tắt Nghiên cứu đặc điểm trang phục vua chúa quan lại thời Lê qua tư liệu sử học trong đối sánh với hệ thống tượng thờ cho chúng ta cái nhìn đa chiều trong tổng thể bức tranh sống động của đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất tinh thần ở vào một thời kỳ mà các thành tựu kinh tế chính trị văn hóa xã hội trên một nền tảng Nho giáo chiếm ưu thế khá mạnh mẽ. Đặc biệt qua lăng kính của các nghệ nhân dân gian trang phục của vua chúa quan lại thời Lê phản ánh dưới hình thức tượng thờ đã được khúc xạ khá nhiều nó phản ánh nguyện vọng triết lý nhân sinh và lý tưởng nghệ thuật trong mối quan hệ có tính quy chiếu với chuẩn mực tư tưởng đương thời theo cả hai xu hướng thống nhất và ly tâm. 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu về trang phục phục sức của vua chúa quan lại thời Lê là một chủ đề còn đang bỏ ngỏ cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Một phần vì nguồn tư liệu sử học miêu tả về trang phục các giai tầng xã hội ở các thời kỳ lịch sử của dân tộc còn khá sơ lược. Mặt khác do nhiều biến cố lịch sử chiến tranh thay đổi vương triều tiêu hủy văn hóa đã làm gián đoạn liên tục sự ổn định xã hội khiến cho các di vật văn hóa liên quan đến trang phục thời Lê để nhận thức trực quan hầu như còn lại khá ít ỏi. Thời Hậu Lê là giai đoạn lịch sử mà tư tưởng Nho giáo tập quyền phát triển ở mức độ cao có xu hướng quy phạm hóa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Với gần 400 năm tồn tại kinh qua các triều vua nhìn chung những thành tựu văn hóa của cả hai giai đoạn Lê sơ và Lê Trung Hưng là rất đáng kể. Căn cứ vào tư liệu sử học cho thấy việc định dụ về phẩm trật phục sức ăn vận của vua chúa quan lại ở thời hậu Lê được triều Phòng Quản lý Khoa học - Hợp tác Quốc tế Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Khoa Mỹ thuật