tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Thuận lợi hóa thương mại: tác động đến thương mại hàng hóa của ASEAN và hàm ý cho Việt Nam

Thông qua nghiên cứu nội dung và quá trình thực thi thuận lợi hóa thương mại trong khối ASEAN, Luận án phân tích, đánh giá tác động của quá trình thực hiện thuận lợi hóa thương mại tới thương mại hàng hóa của khu vực ASEAN. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ MAI THÀNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA ASEAN VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI NĂM 2020 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Thu Phản biện 1 .TS. Nguyễn Hữu Điển Phản biện 2 Nguyễn Chí Thành Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội Vào hồi . giờ . ngày . tháng . năm 2020 2 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viên Quốc gia Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Khi nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu các học thuyết thương mại cổ điển cho rằng lợi thế so sánh là căn nguyên của xuất khẩu và năng lực cạnh tranh thông qua lợi thế so sánh của một quốc gia có được là do sự dồi dào về nguồn lực hoặc do các chính sách của chính phủ tạo ra. Những lập luận trên được xây dựng dựa trên giả định rằng thương mại hoàn toàn tự do và chi phí sản xuất bằng không. Tuy nhiên trên thực tế giả định này không hoàn toàn đúng vì quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến cảng và các cửa khẩu cũng như các thủ tục liên quan khi hàng hóa được trao đổi xuyên biên giới có thể gây ra chi phí đáng kể về tiền bạc và thời gian. Do đó việc tạo một cơ chế để cắt giảm giảm các chi phí này sẽ góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng và thương mại nói chung. Học tập mô hình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Á tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia thành viên của ASEAN phần lớn dựa vào xuất khẩu biểu hiện qua sự tương quan dương giữa tăng trưởng GDP cao thường và tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu. để tiếp tục tăng trưởng và duy trì lợi thế cạnh tranh của vùng ASEAN đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu thiết lập thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất thông qua hàng loạt biện pháp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN