tailieunhanh - Hội chứng “vạt da chìm” sau phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng trên bệnh nhân đã mở sọ giải áp: Nhân 4 trường hợp
Bài viết báo cáo diễn biến lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và cách thức xử trí hội chứng này trên 4 trường hợp có hội chứng “vạt da chìm” sau phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng trên bệnh nhân đã được mở sọ giải áp. Đánh giá kết quả đạt được kết hợp điểm y văn, cho thấy việc gây tắc dẫn lưu tạm thời kết hợp tạo hình xương sọ sớm là cách thức điều trị hợp lý đối với hội chứng “vạt da chìm”. | JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY - No6 2019 Hội chứng vạt da chìm sau phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng trên bệnh nhân đã mở sọ giải áp Nhân 4 trường hợp Syndrome of the sinking skin flap after ventriculoperitoneal shunt in the patients which were decompressive craniectomy 4 cases report Nguyễn Trọng Yên Đặng Hoài Lân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Tóm tắt Năm 1977 Yamamura và cộng sự lần đầu tiên đề cập đến hội chứng vạt da chìm Sinking skin flap syndrome tạm dịch . Đây là một biến chứng muộn hiếm gặp sau phẫu thuật mở sọ giải áp rộng. Tuy nhiên hội chứng này có thể gặp sớm sau phẫu thuật đặt van dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị các giãn não thất sau mở sọ giải áp. Hội chứng vạt da chìm thường đi kèm với các triệu chứng thoái hóa thần kinh tiến triển. Chúng tôi báo cáo diễn biến lâm sàng chẩn đoán hình ảnh và cách thức xử trí hội chứng này trên 4 trường hợp có hội chứng vạt da chìm sau phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng trên bệnh nhân đã được mở sọ giải áp. Đánh giá kết quả đạt được kết hợp điểm y văn cho thấy việc gây tắc dẫn lưu tạm thời kết hợp tạo hình xương sọ sớm là cách thức điều trị hợp lý đối với hội chứng vạt da chìm . Từ khóa Mở sọ giải áp tạo hình xương sọ hội chứng vạt da chìm. Summary The syndrome of the sinking skin flap SSFS was first reported in 1977 by Yamamura et al. This is late and rare complication after large decompressive craniectomy. However this syndrome could occurs soon after ventriculoperitoneal shunting treatment for hydrocephalus in which were decompressive craniectomy. Syndrome of the sinking skin flap often comes with the progressive neurological symptoms. We report clinical symptoms diagnosis images and our treatment experience in 4 SSFS cases secondary to the ventriculoperitoneal shunt after craniectomy. Evaluate the our results and review other reports we suggest that temporary occlusion of the ventriculoperitoneal shunt and early cranioplasty was an appropriate method to solve the SSFS. Keywords
đang nạp các trang xem trước