tailieunhanh - Tuyển chọn thực khuẩn thể có tiềm năng kiểm soát bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia Solanacearum trên cây hoa cúc (Chrysanthemum Sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm
Trong nghiên cứu này nhằm tuyển chọn được những dòng thực khuẩn thể hiệu quả cho việc quản lý bệnh héo xanh trên cây hoa cúc, góp phần phát triển nguồn vật liệu trong phòng trừ sinh học trên cây hoa ở đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung. | . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT TUYỂN CHỌN THỰC KHUẨN THỂ CÓ TIỀM NĂNG KIỂM SOÁT BỆNH HÉO XANH DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN CÂY HOA CÚC CHRYSANTHEMUM SP. TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM Huỳnh Ngọc Tâm1 Lê Uyển Thanh2 Trần Thanh Tùng3 Lƣu Thái Danh3 Nguyễn Thị Thu Nga3 1 NCS Viện Công nghệ sinh học Trường Đại học Cần Thơ 2 Trường Đại học Đồng Tháp 3 Trường Đại học Cần Thơ Hoa Cúc Chrysanthemum sp. là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho người dân ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long ĐBSCL . Tuy nhiên chúng thường bị bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra ở mức độ cao. Hiện tại tập quán canh tác của nông dân chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học kém hiệu quả do vi khuẩn gây bệnh đã kháng các thuốc chứa hoạt chất là kháng sinh hoặc các thuốc gốc đồng Frampton et al. 2012 . Vì vậy trong xu hướng tiến đến một nền nông nghiệp hữu cơ việc đẩy mạnh ứng dụng các chế phẩm sinh học nhằm cải tạo đất cân bằng hệ vi sinh vật đất đã và đang là vấn đề cấp thiết của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trong hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp luôn có sự hiện diện phong phú các quần thể vi sinh vật có lợi trong đất như xạ khuẩn vi khuẩn nấm và thực khuẩn thể bacteriophages . Bên cạnh đó thực khuẩn thể TKT là virus kí sinh tế bào vi khuẩn đã được thế giới nghiên cứu rất nhiều và ứng dụng trong phòng trừ sinh học bệnh cây trồng vì chúng có một số ưu điểm sau kí sinh rất chuyên tính Hình 1 Cúc Tiger tại Đéc tế bào vi khuẩn Duckworth và Gulig 2002 thực tỉnh Đồng Tháp khuẩn thể có mặt bất kì nơi đâu nếu có sự hiện diện của tế bào vi khuẩn kí chủ như đất nước cây trồng cơ thể động vật và con người Adams 1959 hơn thế nữa thực khuẩn thể không độc với tế bào nhân thật Greer 2005 và khả năng thực khuẩn thể tự sao chép trong một chu kì chỉ trong vòng 15 phút do đó mật số gia tăng rất nhanh Duckworth và Gulig 2002 . Hiện nay trên thế giới đã có nhiều ghi nhận về việc TKT có hiệu quả trong việc quản lí bệnh do
đang nạp các trang xem trước