tailieunhanh - Đa dạng và biến động số lượng các loài kiến (Hymenoptera: Formicidae) ở một số sinh cảnh khác nhau tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015 tại thành phố Lạng Sơn bằng phương pháp đặt bẫy cạm bẫy. Ba sinh cảnh đã được lựa chọn, bao gồm rừng mưa tự nhiên thường xanh, rừng trồng thông và rừng hỗn giao trên đá vôi, với 15 bẫy được đặt trong mỗi sinh cảnh. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 ĐA DẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỐ LƢỢNG CÁC LOÀI KIẾN HYMENOPTERA FORMICIDAE Ở MỘT SỐ SINH CẢNH KHÁC NHAU TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN TỈNH LẠNG SƠN Nguyễn Đắc Đại Hà Ngọc Linh Trƣơng Xuân Lam Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Kiến là nhóm côn trùng có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kì hệ sinh thái nào do chúng có thành phần loài và số lượng cá thể lớn. Các loài kiến còn là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái chúng phân hủy xenlulozo chất hữu cơ cải tạo đất giúp cân bằng hệ sinh thái. Hàng năm chúng cố định một lượng CO2 thành CaCO3 vào trong đất góp phần làm giảm biến đổi khí hậu toàn cầu Dorn 2014 . Ngoài ra kiến được sử dụng trong phòng trừ sinh học trong nông nghiệp như loài kiến Oecophylla smaragdina Fabricius được sử dụng để khống chế sự phát triển của sâu hại trên cây dừa ca cao xoài cây điều giúp cho nông dân giảm sử dụng thuốc trừ sâu giảm ô nhiễm môi trường cung cấp cho con người những sản phẩm sạch Nguyễn Thị Thu Cúc 2005 và kiến còn có thể được khai thác và nhân nuôi sử dụng làm thức ăn dược liệu cho con người như trứng của loài kiến gai đen Polyrhachis dives Smith được sử dụng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh cho con người Nguyễn Thị Vân Thái và nnk. 2008 . Tuy nhiên sự đa dạng và vai trò của các loài kiến ở các sinh cảnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta chưa được khám phá đầy đủ đặc biệt chưa có nhiều nghiên cứu về sự đa dạng và biến động số lượng các loài kiến ở các sinh cảnh khác nhau tại Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu về sự đa dạng các loài kiến trên các sinh cảnh khác nhau ở Lạng Sơn sẽ góp phần tìm hiểu thêm về sự đa dạng các loài kiến ở Việt Nam. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ba dạng sinh cảnh được lựa chọn để nghiên cứu bao gồm rừng rậm thường xanh nhiệt đới rừng thông trồng và rừng hỗn giao cây bụi xen lẫn cây gỗ trên núi đá vôi tại thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn. Kiến được thu thập bằng phương pháp bẫy hố. Bẫy được làm từ các cốc nhựa có đường