tailieunhanh - Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông trình bày vai trò nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, nội dung giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông . Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu. | Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 13 Phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông I. Vai trò nhà trường gia đình và xã hội trong giáo dục phẩm chất chính trị đạo đức lối sống cho học sinh Các phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của con người nói chung học sinh sinh viên nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường gia đình nhà trường và xã hội. Lúc sơ sinh vai trò của gia đình là chủ đạo tuổi học mầm non gia đình và nhà trường góp phần quyết định tuổi học phổ thông từ tiểu học tới trung học càng lớn vai trò của nhà trường gia đình và xã hội càng cân đối tuổi học Đại học nhà trường và xã hội góp phần rõ nét hơn gia đình. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất chính trị đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông phải kết hợp chặt chẽ với gia đình. Nhà trường gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của học sinh sinh viên. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm chủ động định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Con người là một thực thể hoàn thiện nhất về cơ chế thần kinh so với thế giới động vật còn lại nên con người có đời sống tinh thần mang đặc tính xã hội. Tự nhiên không ban sẵn cho con người ưu thế khác biệt ấy đó phải là kết quả của một quá trình tiến hoá gắn liền với sự truyền thụ kinh nghiệm sống gắn liền với sự giáo dục để chuyển giao các giá trị tinh thần vốn kinh nghiệm của người đi trước cho người sau. Mỗi con người có được giá trị vĩnh hằng là chân thiện mỹ phải qua một quá trình được chắt lọc qua sự vỗ về của ông bà lời ru của mẹ lời dạy của cha tình thương
đang nạp các trang xem trước