tailieunhanh - Sự tiếp nối từ chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề quyền dân tộc tự quyết

Bài viết bàn về sự kế thừa, tiếp nối Chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền dân tộc tự quyết trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những nội dung cơ bản, cốt lõi, có tính quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. | Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam SỰ TIẾP NỐI TỪ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VẤN ĐỀ QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảo tàng Hồ Chí Minh Tóm tắt Cùng với phong trào đấu tranh giai cấp phong trào giải phóng dân tộc mà mục tiêu chính là đòi quyền tự quyết đã trở thành tiêu điểm của thế kỷ XX trong đó Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh từ một quốc gia nhược tiểu bị đô hộ đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh giải phóng đấu tranh cho quyền tự quyết dân tộc. Trong bài viết chúng tôi muốn bàn về sự kế thừa tiếp nối Chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền dân tộc tự quyết trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những nội dung cơ bản cốt lõi có tính quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Từ khóa Chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh quyền dân tộc tự quyết. I. MỞ ĐẦU Trong lịch sử phát triển của loài ngƣời quá trình đi xâm lấn mở rộng biên giới diễn ra liên tục các dân tộc nhƣợc tiểu trở thành thuộc địa đã là một phần trong lịch sử thế giới. Quyền dân tộc tự quyết luôn là vấn đề mang tính thời sự nhất là vào thế kỷ XX khi mà phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển một cách mạnh mẽ. Hồ Chí Minh tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin vì mục tiêu giải phóng dân tộc và vấn đề quyền dân tộc tự quyết là vấn đề Ngƣời quan tâm tiếp thu áp dụng một cách có sáng tạo trong điều kiện Việt Nam. II. NỘI DUNG . Quyền dân tộc tự quyết trong chủ nghĩa Mác - Lênin Cũng nhƣ nhiều hình thức cộng đồng khác dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài ngƣời. Cho đến nay khái niệm dân tộc đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong đó có hai nghĩa đƣợc dùng phổ biến nhất Một là chỉ cộng đồng ngƣời có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững có sinh hoạt kinh tế chung có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù xuất hiện sau bộ lạc bộ tộc kế thừa phát triển cao hơn những nhân tố tộc ngƣời ở bộ lạc bộ tộc và thể .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG