tailieunhanh - Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc

Nghiên cứu nuôi trồng nấm sò Trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô được thực hiện tại Trường Đại học Tây Bắc từ năm 2007 đến nay. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc trồng nấm sò Trắng trên cơ chất lõi ngô so với cơ chất rơm rạ và bông phế thải. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Số 16 6 2019 - 93 TRỒNG NẤM SÒ TRẮNG PLEUROTUS FLORIDA TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Đặng Văn Công Đoàn Đức Lân Lý A Khu Lê Trần Công Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt Nghiên cứu nuôi trồng nấm sò Trắng Pleurotus florida trên cơ chất lõi ngô được thực hiện tại Trường Đại học Tây Bắc từ năm 2007 đến nay. Kết quả các thí nghiệm đã chỉ ra rằng trồng nấm sò Trắng trên cơ chất lõi ngô có năng suất tăng 11 9 hiệu quả kinh tế tăng 26 09 so với trồng trên cơ chất rơm rạ trồng nấm sò Trắng trên cơ chất lõi ngô bổ sung thêm 10 dinh dưỡng cám gạo bột ngô bột đậu tương năng suất tăng từ 6 4 - 9 6 hiệu quả kinh tế tăng từ 12 86 - 23 32 so với không bổ sung dinh dưỡng sử dụng khối lượng cơ chất lõi ngô trong 1 bịch nấm là 2 5 kg thì năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất sử dụng lượng giống cấy trong 1 bịch nấm đối với bịch nấm có 2kg cơ chất là 60g thì năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. Từ khóa nấm sò lõi ngô rơm rạ bông phế thải Tây Bắc. 1. Mở đầu Nấm ăn là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có hàm lượng aminoaxit tương đối cao đặc biệt có đầy đủ 8 loại aminoaxit không thay thế chứa nhiều loại vitamin A B C D E và khoáng chất cũng rất phong phú. Trong số các loại nấm ăn thì nấm sò là loại nấm dễ trồng và trồng được trên nhiều loại cơ chất khác nhau 1 . Nghề trồng nấm tại Việt Nam được phát triển từ lâu tại khu vực đồng bằng thường trồng nấm sò trên cơ chất rơm rạ mùn cưa và bông phế vì đây là các loại phụ phẩm sẵn có tại các đại phương. Đối với các tỉnh Tây Bắc do đặc thù địa hình thời tiết khí hậu nên cây ngô được trồng phổ biến trong đó Sơn La là tỉnh có diện tích trồng ngô lớn nhất. hàng năm có khoảng 200 nghìn tấn lõi ngô thải ra môi trường chưa tính một lượng lớn thân lá cây ngô bỏ lại ở trên nương. Đây được coi là nguồn nguyên liệu rất tốt cho nuôi trồng nấm ăn thay thế các loại nguyên liệu truyền thống như rơm rạ mùn cưa bông phế thải 2 . Năm 2016 nhóm tác giả Lưu Minh Loan Mạch

TỪ KHÓA LIÊN QUAN