tailieunhanh - Những dấu ấn của tiểu thuyết mới trong văn chương đô thị miền Nam (1954-1975)

Bài viết có thể giúp ích trong việc nhận thức các chuyển dịch tương đồng của tiến trình hiện đại hóa văn chương, phản ánh nhu cầu tất yếu của việc cách tân văn xuôi hiện đại thông qua trường hợp văn chương đô thị miền Nam (1954- 1975). | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 1 2021 153-171 Vol. 18 No. 1 2021 153-171 ISSN 1859-3100 Website http Bài báo nghiên cứu NHỮNG DẤU ẤN CỦA TIỂU THUYẾT MỚI TRONG VĂN CHƯƠNG ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1954-1975 Võ Quốc Việt Trung tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang Việt Nam Tác giả liên hệ Võ Quốc Việt Email Ngày nhận bài 17-11-2020 ngày nhận bài sửa 19-12-2020 ngày chấp nhận đăng 27-01-2021 TÓM TẮT Trước khi bàn về các dấu ấn để lại trong sinh hoạt văn chương đô thị miền Nam 1954-1975 chúng tôi cho rằng cần phải nhìn lại Tiểu thuyết mới như một trào lưu nổi bật của văn chương Pháp hậu thế chiến thứ II. Con đường truy vấn khởi đi từ Tiểu thuyết mới trong văn chương Pháp đến tiểu thuyết mới trong sự tiếp nhận của giới văn chương miền Nam từ đó chúng tôi xem xét các đặc trưng của Tiểu thuyết mới trong hoạt động dịch thuật phê bình và sáng tác để bước đầu xác định vấn đề Tiểu thuyết mới của văn chương đô thị miền Nam Việt Nam. Bài viết có thể giúp ích trong việc nhận thức các chuyển dịch tương đồng của tiến trình hiện đại hóa văn chương phản ánh nhu cầu tất yếu của việc cách tân văn xuôi hiện đại thông qua trường hợp văn chương đô thị miền Nam 1954- 1975 . Từ khóa Alain-Robbe Grillet Hoàng Ngọc Biên Samuel Beckett Thanh Tâm Tuyền Tiểu thuyết mới 1. Mở đầu Trào lưu Tiểu thuyết mới Nouveau Roman New Novel Elaho 2016 nổi lên ở Pháp với các đại diện tiêu biểu như Samuel Beckett Alain Robbe-Grillet Michel Butor Claude Simon Nathalie Sarraute Pierre Bourdier xuất hiện khoảng thập niên 1950-1960 tất nhiên sự chuẩn bị và yếu tố thúc đẩy cho sự xuất hiện của nó đã hình thành từ trước . Giữa các đại diện này đôi chỗ vẫn khác nhau về quan niệm sáng tác và thể loại nhưng đều khởi đi từ việc xác lập tư duy nghệ thuật mới trong địa hạt văn xuôi bắt đầu từ các mối quan hệ giữa thế giới người viết văn bản và người đọc. Do đó có thể không hoàn toàn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN